Sang tháng 12: Người dân đi khám BHYT không cần mang thẻ vẫn được hưởng đủ quyền lợi, chỉ cần làm 1 việc

( PHUNUTODAY ) - Thay vì mang BHYT giấy, người dân có thể có nhiều lựa chọn tiện ích khác nhau khi đi khám chữa bệnh vào tháng 12/2023.

Ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Nghị định đã quy định về sử dụng giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 và xác thực điện tử khi tham gia khám, chữa bệnh.

bhyt1

Theo khoản 6 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc căn cước công dân. Trong khi đó, khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP yêu cầu khi đi khám, chữa bệnh, người bệnh phải xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế.

Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh, ngoài việc phải xuất trình một trong các giấy tờ như giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; giấy xác nhận của Công an cấp xã; giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác, Nghị định 75/2023/NĐ-CP còn cho phép người bệnh xuất trình giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.

Như vậy, nếu giấy tờ đã được tích hợp trên VNeID, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh giấy tờ trên đó để làm thủ tục khám, chữa bệnh hưởng BHYT.

Vậy, người dân khi đi khám BHYT từ 03/12/2023 có thể sử dụng các loại giấy tờ như:

- Thẻ BHYT giấy.

- Thẻ CCCD gắn chíp thay thẻ BHYT giấy.

- Ứng dụng VssID thay thẻ BHYT giấy.

- Ứng dụng VNeID thay thẻ BHYT giấy.

Cách tích hợp BHYT vào VNeID

Để dùng ứng dụng định danh điện tử VNeID đi khám bệnh thay cho thẻ BHYT bằng giấy, trước tiên phải tích hợp thông tin thẻ BHYT vào ứng dụng VNeID.

Để được tích hợp thông tin BHYT trên ứng dụng này, công dân cần phải đăng ký đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại cơ quan Công an nơi thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.

Sau khi đăng ký được tài khoản định danh mức 2, để tích hợp thẻ BHYT cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID.

Bước 2: Chọn “Ví giấy tờ”. Rồi bấm chọn “Tích hợp thông tin”.

Bước 3: Chọn “Tạo mới yêu cầu”.

Bước 4: Bấm vào dấu mũi tên và chọn “Thẻ BHYT”.

Bước 5. Nhập số thẻ BHYT và nhấn chọn “Gửi yêu cầu”.

Sau đó, kiểm tra lại yêu cầu bằng cách vào “Ví giấy tờ”, bấm chọn “Thẻ BHYT”.

Sau khi bước tích hợp được thực hiện thành công, công dân có thể sử dụng thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng định danh điện tử VNeID để thay cho thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT.

bhyt2

Nâng mức hưởng BHYT

- Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc: Nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí KCB BHYT;

- Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình: Nâng mức hưởng từ 80% lên 95% chi phí KCB BHYT.

- Vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (mã TG): có mức hưởng 95% chi phí KCB BHYT.

Bổ sung đối tượng và hỗ trợ mức đóng tham gia bảo hiểm y tế

- Bổ sung đối tượng là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế vào nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.

- Bổ sung đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng trong thời gian 36 tháng kể từ ngày 01/11/2023.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link