Sau khi biết 5 tác hại của việc ăn cay quá mức, liệu bạn có còn thích những món cay?

( PHUNUTODAY ) - Có không ít người rất thích ăn đồ ăn cay, thậm chí trong bữa ăn không có món ăn cay hay ớt, sẽ cảm thấy thiếu thiếu. Nhưng liệu bạn sẽ còn thích ăn cay không, sau khi biết đến 5 tác hại của việc ăn cay quá mức.

1. Thức ăn cay có thể gây tiêu chảy

Một trong những nguyên nhân chính và phổ biến khiến dạ dày bị khó chịu và buồn nôn đó là vò bạn ăn quá nhiều đồ cay. Theo một nghiên cứu khoa học đã cho ra kết quả rằng, trong thức ăn cay có chất chất capsaicin có thể gây ảnh hưởng lên dạ dày và làm dạ dày bị khó chịu. Một số triệu chứng bạn có thể gặp phải khi ăn cay quá nhiều như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy kèm theo cảm giác buốt rát. Nếu bạn thấy bản thân khá nhạy cảm với đồ cay thì tốt hơn hết hãy "tạm biệt" chúng nhanh nhất có thể. 

tieu-chay-lien-tuc-2

2. Gây nổi mụn trứng cá và thúc đẩy triệu chứng bệnh chàm

Theo các chuyên gia, việc ăn thức ăn cay quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng viêm ruột. Bên cạnh đó, thức ăn cay còn làm tăng khả năng bị viêm dạ dày với các triệu chứng thường thấy như đau bụng âm ỉ, trào ngược acid dạ dày và một số các triệu chứng khác. Trong một số trường hợp, viêm dạ dày còn được biểu hiện thông qua các triệu chứng như da đỏ ửng, nổi mụn và bệnh chàm. Vì vậy, nên hạn chế ăn cay quá nhiều và thường xuyên. 

20200113_093629_396219_mun-trung-ca.max-1800x1800

3. Gây mất ngủ

Những loại thức ăn có chứa nhiều acid như thức ăn cay thường sẽ khiến tình trạng giấc ngủ của bạn bị kém đi vì nóng trong người hay gây ợ nóng. Đây là một trong những loại bệnh lý khá phổ biến ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Hay nói cách khác, đây là hiện tượng trào ngược acid.

Các chuyên gia y tế hàng đầu khuyên rằng, trước khi đi ngủ chúng ta không nên ăn những món ăn cay nóng. Nếu không khi nằm trên giường bạn sẽ rất khó để có thể đi vào giấc ngủ, thậm chí là còn mất ngủ suốt cả đêm khiến tinh thần mệt mỏi, không đủ năng lượng hoạt động vào ngày hôm sau.

mat-ngu-ve-dem-2-2

4. Ảnh hưởng đến giọng nói

Các chuyên gia y tế thuộc trang web y tế Mayo Clinic đã khẳng định rằng, việc ăn quá nhiều đồ cay sẽ có thể khiến cổ họng bị đau rát. Bên cạnh những triệu chứng có thể xảy ra khi ăn cay quá nhiều như nôn mửa như đã kể trên thì việc làm này còn có thể khiến cổ họng bị đau nhức, sưng họng, từ đó làm giọng nói trở nên khản đặc, kém tự nhiên. 

khan-giong-2

5. Nổi mụn nước và phát ban

Theo các chuyên gia, việc ăn đồ cay quá nhiều có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe. Thức ăn cay có khả năng kích thích bộ phận thụ thể ở vùng da. Đây là phần phản ứng với nhiệt độ và các kích thích cơ học, như cấu và cắt, cũng như phản ứng với một số hóa chất. Vì vậy, khi bị một hóa chất như ớt kích thích vào sợi thần kinh, hệ thần kinh trung ương có thể bị mất tác dụng và chỉ đưa ra một phản ứng thần kinh không rõ ràng như nổi mụn nước hay phát ban trên da.

20211107_sot-pha-ban-ngua-1

Những lưu ý cần nhớ khi ăn cay để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe: 

- Ăn đúng thời điểm: So với mùa hè thì mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức các món cay nóng. Món cay không chỉ thỏa mãn khẩu vị của bạn trong ngày thời tiết lạnh lẽo mà còn làm tăng tốc độ đốt cháy calo của cơ thể nhanh hơn 8% so với bình thường, từ đó cơ thể bạn trở nên ấm hơn.

- Không ăn một mình món cay: Bạn nên ăn các món cay kèm với các món chính khác có đủ các hương vị chua, mặn, ngọt. Làm như vậy sẽ có thể làm giảm tác hại của vị cay. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn ớt sống trực tiếp, nên ăn chúng khi đã qua chế biến với các gia vị khác như ớt ngâm giấm, ớt pha vào nước chấm...

- Không ăn cay khi bụng đói: Trước khi ăn cay, tốt nhất bạn nên lót dạ trước bằng các món lành tính, chắc bụng.

- Làm dịu cơ thể sau khi ăn cay: Sau khi ăn món cay, bạn có thể uống thêm sữa, trà giải nhiệt, trà thảo dược hoặc ăn trái cây. Chúng có tác dụng làm dịu vị cay còn đọng lại trên lưỡi, loại bỏ mùi cay nồng trong miệng, giúp hơi thở không còn mùi khó chịu của ớt, làm mát cơ thể.

20200729_042315_234028_che-do-an-kieng-2.max-1800x1800
Theo:  xevathethao.vn copy link