Sau sinh cứ ăn loại cá vừa ngon vừa bổ này để phục hồi sức khỏe, lợi sữa cho con

( PHUNUTODAY ) - Sau sinh mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và lợi sữa để tiết đủ lượng sữa cho con bú. Đừng bỏ lỡ loại cá bổ dưỡng dưới đây.

Quan niệm kiêng đồ tanh sau sinh

Theo quan niệm trước đây, phụ nữ sau sinh thường phải kiêng ăn đồ tanh trong 3 tháng đầu để không bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, sản phụ ăn các loại thức ăn tanh như: cá, ốc… sau sinh còn bị xem là sẽ ức chế ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau mổ, khiến vết thương lâu lành.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kiêng đồ tanh trong 3 tháng đầu là không có cơ sở. Thay vì thực đơn chỉ có thịt, đậu nành, trứng, sữa để cung cấp chất đạm, mẹ nên bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày.

Những thực phẩm giàu omega 3 (DHA) và các dưỡng chất bao gồm: các loại cá chích, cá mòi, cá thu, cá hồi... sẽ giúp phát triển cho trí não của trẻ cũng như giúp mắt bé sáng hơn.

Sau sinh bao lâu được ăn cá?

Cá rất tốt nhưng mẹ mới vừa vượt cạn xong cũng không nên ăn cá sau khi sinh. Bởi cơ thể của mẹ khi vừa trải qua sinh nở còn rất yếu, chưa nên ăn đồ tanh.

ba-de-co-duoc-an-ca-1

Các mẹ sinh thường có thể ăn cá sau khoảng 15 ngày chứ không phải 3 tháng như quan niệm trước đây. Khi nào thấy cơ thể hồi phục, mẹ có thể bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày của mình.

Trong trường hợp mẹ mổ thì không nên ăn đồ tanh quá sớm như các loại cá, ốc… vì ăn cá sau sinh mổ dễ gây ức chế quá trình đông máu, khiến vết thương lâu lành hơn. Tốt nhất mẹ hãy cố gắng kiêng 1 tháng để vết mổ được hồi phục rồi mới nên ăn các thực phẩm tanh.

Mẹ sau sinh ăn được cá gì?

Quyển hướng dẫn Nhu cầu dinh dưỡng Hoa Kỳ năm 2015 đã khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên ăn 8 đến 12 oz (227 - 340g) các loại hải sản có chứa ít thủy ngân mỗi tuần. Tuy nhiên thật khó để biết loại cá nào là tốt nhất.

Mẹ sau sinh ăn được cá gì còn tùy thuộc vào khẩu vị của mẹ. Tuy nhiên, các loại cá lành nhất được ông bà khuyên dùng là: cá trê, cá lóc (cá quả), cá chép, cá trắm cỏ, cá bống... hay một số loài cá giàu chất dinh dưỡng như cá hồi, cá ba sa. Mẹ sau sinh cần tuyệt đối tránh các loại cá nhiều thủy ngân như các loại cá biển, cá thu, cá ngừ đại dương.

Sản phụ ăn cá hồi sau sinh

Phụ nữ sau sinh nên lựa chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp và giới hạn 373.5g/tuần để ngăn ngừa phát tán hàm lượng thủy ngân. Trong các loại cá, cá hồi được xem có chứa hàm lượng thủy ngân thấp so với các loại cá khác như: cá mập, cá kiếm, cá bạc má...

Đặc biệt ăn cá hồi sau sinh gần như cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho sản phụ. Trong cá hồi có chứa nhiều Omega 3 và các chất dinh dưỡng khác giúp bồi bổ nguồn sữa mẹ, cung cấp lượng DHA cần thiết giúp cho hệ thần kinh của bé phát triển một cách tốt nhất.

Nếu chế độ ăn của người mẹ có cá hồi, đồng nghĩa rằng hàm lượng Omega 3 (DHA) trong nguồn sữa mẹ đã tăng lên, giúp cho não bé phát triển, bé sẽ được thông minh và nhanh nhẹn hơn.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng DHA trong cá hồi còn đóng vai trò trong việc giảm bớt đi cảm giác lo lắng và phiền muộn sau sinh, giúp mẹ giảm căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

Cần ăn cá hồi đã được chế biến, tránh ăn các món sống bởi lúc này hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và con.

Ăn cá diêu hồng sau sinh

Cá diêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, loại cá thịt trắng ngon, lành tính, có thể chế biến thành các món ngon bổ khoái khẩu nhiều người. Tài liệu gần đây cho biết cá diêu hồng giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như: phospho và iod.

Cá diêu hồng ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa, rất thích hợp cho sản phụ sau sinh - Ảnh minh họa: InternetThịt cá diêu hồng vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, lợi ngũ tạng... phục hồi sức khỏe sau sinh hiệu quả.

Sản phụ ăn cá bống sau sinh

Theo như quan niệm của các cụ ngày xưa, bà đẻ chỉ được ăn cá bống kho khô, rau ngót và uống nước đun sôi. Tại nhiều gia đình, các bà, các mẹ phải ăn thực đơn đó đến cả 3 tháng 10 ngày (hết thời gian ở cữ).

Vì theo quan niệm cũ thì việc ăn da dạng các loại thực phẩm như bắp cải xanh, cá biển, thịt bò, rau muống… sẽ khiến “cửa mình” (cổ tử cung) lâu “khép lại” như thuở chưa mang thai.

Có thể thấy, cá bống là một loại thực phẩm tốt cho sản phụ sau sinh. Trong Đông y, cá bống có vị ngọt mặn, tính bình, vào tỳ vị, can thận, có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa vị, bổ can thận, cường kiện cân cốt, hành huyết mạch, tiêu tích trệ, lợi thủy, an thai và tốt cho bà đẻ.

Sản phụ ăn cá chép được không?

Mẹ sau sinh ăn được cá gì thì phải kể đến cá chép. Cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ sau sinh, do đó chị em có thể ăn cá chép để cơ thể được hồi phục nhanh chóng hơn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cá chứa nhiều protid làm tăng quá trình co lại của tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu và dịch còn dính trong âm đạo được tống ra ngoài cơ thể.

Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung sau sinh rất hiệu quả.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link