Sự thật bất ngờ về bộ não của trẻ

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo các nhà nghiên cứu, bé có khả năng giải mã cảm xúc của người khác khi được 7 tháng tuổi.

Làm mặt xấu và bi bô là những hành vi quan trọng

sơ sinh, làm mẹ, phụ nữ, chăm con, nuôi con, trẻ sơ sinh, bộ  não, não bộ, có thể bạn chưa biết
Sự thật bất ngờ về bộ não của trẻ.

Theo bà Alison Gopnik, khi bé bắt chước khuôn mặt của người chăm sóc, nó kích thích những cảm xúc ở bé. Nó giúp bé xây dựng những hiểu biết về giao tiếp cảm xúc và có thể giải thích tại sao cha mẹ thường làm mặt vui và mặt buồn với bé, như vậy làm bé dễ bắt chước hơn. Bi bô là một phản ứng bản năng khác mà các nhà nghiên cứu cho rằng rất quan trọng với sự phát triển của bé sơ sinh. Nó giúp bé thực hành ngôn ngữ và nối các từ với nhau.

Bộ não phát triển rất nhanh

Khi mới được sinh ra, bộ não người, tinh tinh giống nhau hơn là khi nó đã phát triển đầy đủ.

Sau khi sinh ra, bộ não người nhanh chóng phát triển, được một năm tuổi là lúc kích cỡ của nó đạt gấp hơn hai lần - bằng 60% của kích cỡ trưởng thành. Khi đến tuổi mẫu giáo, bộ não đã đạt kích cỡ cực đại nhưng vẫn chưa hoàn thiện cho tới khi đạt 20 tuổi. Ngay cả khi đó bộ não vẫn không ngừng thay đổi theo cuộc sống.

Nguy cơ quá tải

Nhu cầu tương tác của trẻ đòi hỏi né tránh tình trạng đối tác bị kích thích thái quá và vô nghĩa. Sự tập trung của trẻ nằm trong giới hạn và rất dễ bị quá tải – TS Eliot giải thích. Đôi lúc, sư tương tác đòi hỏi phải điều hòa hợp lý.

Cách thức điều chỉnh rất đơn giản. bạn có thể bồng bế đu đưa trên tay, tắt đèn hoặc quấn tã quanh người để bé lúng túng trong việc kiểm soát tình hình. Cách thức tối ưu nhằm xoa dịu ham muốn đó là đưa bé chìm vào giấc ngủ.
Nghiên cứu được công bố năm 2010 trên tạp chí chuyên ngành nhi khoa “Child Development” khẳng định, ngủ đủ giấc vào ban đêm có thể giúp trẻ phát triển toàn diện mọi kỹ năng.

Bi bô thể hiện bé đang học hỏi

Trong “ánh sáng chập chờn của đèn lồng”, đôi lúc bé vẫn có khả năng tập trung. Mỗi khi tập trung, bé sẽ bi bô để thể hiện sự hứng thú và rằng bé đã sẵn sàng học hỏi. Eliot nói điều duy nhất ta biết có thể giúp bé thông minh hơn là nói chuyện với bé, tốt nhất là khi bé đang thể hiện sự quan tâm và dừng lại để lắng nghe.

Tất cả đều được sinh sớm

Nếu không cấp phải hạn chế về giới hạn diện tích khung xương chậu của người mẹ, đứa trẻ sẽ tiếp tục giai đoạn phát triển trong dạ con trong thời gian lâu hơn bình thường – các chuyên gia sinh vật học khẳng định.

Theo TS Lise Eliot, chuyên gia thần kinh học, đồng thời là tác giả của cuốn sách “What’s going on in there? How the brain and mind develop in the first five years of life” – công trình nghiên cứu tổng thể về não bộ trong 5 năm đầu đời, để có thể chui vừa âm đạo của người mẹ, não bộ của trẻ sơ sinh chỉ được phép có kích thước nhỏ bằng ¼ não bộ người trưởng thành.

Tiếng khóc mang lại năng lượng để sinh tồn

Các nhà sinh vật học tiến hóa lập luận, trẻ sơ sinh gần như ở trong tình trạng vô thức và dễ dàng khóc nhè do ảnh hưởng ngoại cảnh. Điều này lý giải tại sao các ông bố bà mẹ thật sự cảm thấy lo lắng, khi đứa trẻ mới chào đời không cất tiếng khóc. Thực tế, tiếng khóc mang lại năng lượng để sinh tồn.

Hiếm có trường hợp nào kiềm chế được tiếng khóc trong giai đoạn đầu đời. Khoảng 4 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều ở trong tình trạng quấy khóc không ngừng. TS Melvin Konner, chuyên gia nhân chủng học – thần kinh cho rằng, tiếng khóc là biểu hiện sự phát triển về mặt thể chất, đồng thời như lời khẳng định về sự tồn tại của mình với thế giới.

Biểu hiện dễ nhận thấy đối với những trường hợp sinh thiếu tháng – thời gian quấy khóc càng kéo dài, nhà khoa học Mỹ nói tiếp.

Băng, đĩa giáo dục không có tác dụng

sơ sinh, làm mẹ, phụ nữ, chăm con, nuôi con, trẻ sơ sinh, bộ  não, não bộ, có thể bạn chưa biết
Băng đĩa giáo dục không tương tác, chúng hoàn toàn không có tác dụng với não bộ của bé.

Khác với khi mới sinh, để học ngôn ngữ, bé rất cần những phản ứng xã hội. Goldstein nỏi rằng bé chia thế giới thành 2 nhóm, nhóm phản ứng với chúng và nhóm không phản ứng. Những gì không phản ứng với chúng không dạy được chúng điều gì. Và vì băng đĩa giáo dục không tương tác, do đó chúng hoàn toàn không có tác dụng với não bộ của bé. Muốn bé thông minh, cha mẹ nên bỏ những thứ này đi mà chơi với bé.

Không nên phản ứng thái quá

Khi cha mẹ nắm lấy mọi cơ hội để đáp ứng các biểu hiện của bé và được đáp ứng 100%, bé sẽ chán và bỏ đi.

Cha mẹ chỉ phản ứng lại tầm 50-60% những biểu hiện bi bô của bé. Trong phòng thí nghiệm, Goldstein phát hiện ra rằng phát triển ngôn ngữ có thể tăng lên khi bé được đáp ứng tầm 80%. Trên mức này, khả năng học tập của bé lại giảm xuống.

Cha mẹ cũng có thể giúp bé học ngôn ngữ dần bằng cách giảm phản ứng với những âm thanh vô nghĩa bé đã lặp lại nhiều lần mà tăng phản ứng với những âm thanh mới, gần với từ ngữ hơn của bé, thể hiện sự thích thú, như vậy dần dần bé sẽ đáp ứng lại và ghép các mẩu từ với nhau, bé sẽ học nói nhanh hơn.

Thích ứng với tiếng ồn

Bé nghe chưa tốt, cũng chính vì lý do này mà tiếng khóc của bé chẳng làm bé khó chịu như người lớn. Và khác với người lớn, bé chẳng phân biệt được âm thanh với những tiếng động xung quanh. Chính vì thế mà bé sơ sinh vẫn có thể ngủ ngon lành ở nơi đông người hay cạnh máy chạy ro ro.

Cũng vì thế mà việc bật tivi hay nhạc thường xuyên sẽ khiến bé khó học ngôn ngữ và phân biệt các âm thanh hơn. Dù bé thích âm nhạc, âm nhạc phải được lắng nghe tập trung chứ không nên dùng làm âm thanh nền.

Không chỉ cần bố mẹ

sơ sinh, làm mẹ, phụ nữ, chăm con, nuôi con, trẻ sơ sinh, bộ  não, não bộ, có thể bạn chưa biết
Bé không chỉ cần bố mẹ mà còn cần nhiều mối quan hệ xung quanh. 

Bé không chỉ cần bố mẹ mà còn cần nhiều mối quan hệ xung quanh. Theo một nghiên cứu công bố trên tờ Monographs of the Society for Research in Child Development năm 1995, bé sẽ học được nhiều nhất khi chung quanh có ít nhất 3 người lớn luôn bên cạnh.

Các nhà nghiên cứu như Sarah Hrdy, tác giả của cuốn Mothers and Others xuất bản năm 2009 cho rằng việc ở bên những người chăm sóc không phải là bố mẹ như ông bà hay cô giáo, bạn bè của gia đình… giúp bé sơ sinh học, hiểu những biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt và tăng khả năng hiểu những người xung quanh hơn. Theo các nhà nghiên cứu, bé có khả năng giải mã cảm xúc của người khác khi được 7 tháng tuổi.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn