Tại sao bánh quy thường được làm có viền răng cưa?
Bánh quy ngày càng đa dạng về hình thức và hương vị. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy những chiếc bánh quy mỏng, giòn thơm mùi bơ và có vị mặn thì thường được làm hình tròn hoặc hình chữ nhật và có viền răng cưa xung quanh.
Từ trước đến nay, đa số mọi người nghĩ rằng đây chỉ là thiết kế để thu hút người ăn, giúp chiếc bánh trông bớt đơn điệu và bắt mắt, hấp dẫn hơn.
Mục đích chính của thiết kế viền lượn sóng hình răng cưa là để người ăn dễ dàng cắt phô mai ăn kèm với bánh. Phô mai là món ăn kèm chuẩn mực khi thưởng thức bánh quy.
Bánh quy là món ăn nhẹ của nhiều người bận rộn nhưng vẫn muốn cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Từ xưa, bánh quy mặn thường ăn kèm phô mai nên các nhà sản xuất đã thiết kế viền bánh lượn sóng cho mục đích trên. Lâu dần, người ta quen với việc làm viền răng cưa cho cả những loại bánh quy ngọt khác.
Thời điểm ăn bánh quy tốt nhất
Bánh quy chứa nhiều calo nên buổi sáng là thời điểm tốt nhất để ăn. Đây là khoảng thời gian cơ thể đang trống rỗng và việc bổ sung bánh quy giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động cả ngày dài hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn có thể ăn sau bữa ăn chính hoặc ăn vào bữa xế chiều. Tránh ăn đêm vì sẽ gây tăng cân, có hại cho hệ tiêu hóa.
Sử dụng một cách khoa học
Ưu tiên chọn bánh quy ăn kiêng được làm từ lúa mì nguyên cám, yến mạch, những thực phẩm giàu chất xơ.
Nên tự làm bánh quy tại nhà để thưởng thức vì bạn sẽ kiểm soát và điều chỉnh được nguyên liệu, thành phần.
Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 - 2 cái, còn nếu đang ăn kiêng chỉ nên ăn 1 - 2 cái/tuần.
Xây dựng chế độ dưỡng chất khoa học, điều độ và cân bằng như: ăn nhiều rau xanh, tăng cường trái cây tươi, chất xơ, giảm chất béo, giảm đường, uống nhiều nước,...
Không ăn bánh quy thay bữa chính mà chỉ nên dùng vào bữa xế, bữa phụ hoặc để chống đói những khi buồn miệng.
Nên ăn bánh quy và uống cùng trà xanh, cafe đen để trung hòa vị ngọt, hỗ trợ thúc đẩy tiêu hao năng lượng.