Tại sao cúng mùng 1 hôm rằm thường dùng chuối xanh nhưng mâm cỗ cúng trung thu lại dùng chuối chín?

08:01, Thứ sáu 13/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Cúng rằm tháng 8 cúng trăng trung thu là một dịp rất đặc biệt trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt.

 Ý nghĩa mâm cỗ cúng trung thu

Ngày rằm tháng 8 là tết trung thu nên việc cúng trong ngày này không chỉ là cúng rằm như mọi ngày rằm thông thường khác mà còn là cúng trăng, cúng trung thu. Trăng trung thu được xem là ngày trăng đặc biệt trong năm theo chu kỳ mặt trăng. Lúc này trăng sáng tỏ, to, rõ quan sát rất rõ. Ánh sáng trăng trung thu được xem là có một sức mạnh diệu kỳ với con người.

Ngày cúng trung thu còn là ngày lễ hội vui chơi, rước đèn trông trăng, múa lân mang lại may mắn, xua đuổi tà khí để gia chủ thêm thuận lợi. Đặc biệt trước đây trung thu thường diễn ra sau khi nông dân vừa thu hoạch xong nên tết trung thu như một ngày hội liên hoan mừng mùa màng.

Trong ngày này thường các gia đình sẽ có mâm cỗ cúng dâng lên ban thờ gia tiên thần linh và mâm cỗ cúng trung thu, cúng trăng riêng.

Trong mâm lễ cúng trung thu thường có chuối chín

Trong mâm lễ cúng trung thu thường có chuối chín

Mâm cỗ cúng trăng trung thu thường có chuối, bưởi, na, hồng, lựu, cốm, xôi, bánh trung thu, trà, nước, đèn ông sao, những chú chó bưởi... Mâm cỗ cúng trung thu dùng sản vật mùa thu mang lại sự no đủ cầu mùa màng bội thu, mong giàu sang sung túc. Cúng trung thu người lớn sum họp thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng đoàn kết, phúc lộc dồi dào, trẻ nhỏ được dạy về truyền thống gia đình, hiểu về ý nghĩa của ngày lễ trung thu, tính nhân văn trong đời sống thông qua những hình ảnh chó bưởi trung nghĩa trong câu chuyện dân gian sự tích chú Cuội, mong gặp nhiều may mắn niềm vui thông qua những chiếc đèn, trống quân...

Những trái cây trong mâm cỗ cúng trung thu mang lại ý nghĩa may mắn phát triển sinh sôi giàu sang. Những chiếc bánh trung thu thể hiện trời tròn đất vuông, cho mặt trăng sáng tỏ...Những trái chuối chín thơm nồng mang lại sự ngọt ngào giàu có.

Đặc biệt nhất mâm cỗ cúng trung thu để gia đình sum họp cùng thưởng thức thành quả sau mùa màng, cầu mong được no đủ, sung túc giàu sang phát tài. Và sau khi cúng thì phá cỗ trông trăng là tập tục đẹp. Việc phá cỗ ngay sau khi cúng trăng thể hiện niềm vui, mang lại sung túc giàu có, ăn mừng. Do đó trong mâm cỗ cúng trung thu sẽ thường dùng chuối chín thay vì chuối xanh như thông thường. Bởi chuối chín thì mới phá cỗ, chia chuối cũng như các hoa quả, bánh trái khác để thưởng thức luôn. Nếu đặt chuối xanh vào đây thì thường chỉ để bồng các quả khác trong mâm ngũ quả chứ không thể phá cỗ ăn ngay được. 

Những sản vật thường thấy trong dịp cúng trung thu

Những sản vật thường thấy trong dịp cúng trung thu

Lưu ý xếp mâm cỗ cúng trung thu

Trong mâm cỗ cúng trung thu nên có đủ mỗi thứ một chút: Quả bưởi, na, lựu, chuối, bánh trung thu, trà, nước... Ngoài ra khéo tay thì làm thêm chó bưởi, cốm nếp, chè con ong...

Khi phá cỗ nên ăn mỗi thứ một chút. Nếu mâm cỗ nhiều thì nên chọn mỗi loại sản vật một chút để mang ra thưởng thức thể hiện ý nghĩa đủ đầy sung túc. Chính vì thế ngoài nải chuối xanh để nâng đỡ các loại quả khác thì nên có thêm chuối chín. Hoặc khi xếp chuối cùng các quả khác thì dùng vài quả chuối chín để khi phá cỗ là có thể ăn ngay. 

Màu sắc của trung thu nên chọn là màu sắc tươi sáng may mắn, mâm cỗ trung thu nhiều loại quả nhiều màu sắc rực rỡ mang lại sự may mắn vui vẻ tốt lành.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên