Tại sao gọi là "tất niên", cúng tất niên vào lúc nào để thu hút may mắn tài lộc, lưu ý tránh đại kỵ

( PHUNUTODAY ) - Mỗi năm một lần, cúng tất niên xong thì mọi người chuẩn bị chào đón năm mới. Vậy tiệc tất niên là gì và khi nào nên cúng tất niên?

Cúng tất niên là việc không thiếu trước khi đón năm mới âm lịch. Tất niên ý nghĩa là hoàn tất mọi việc trong năm, nghĩa là kết thúc một năm đã qua để sang năm mới. Nghi thức cúng tất niên là nghi thức truyền thống của người Việt để đánh dấu năm cũ đã qua, mọi việc đã được gói ghém lại gọn gàng, để chào đón năm mới. Thông thường thời gian cúng tất niên diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng Chạp, ngày 30 tháng đủ ngày 29 tháng thiếu.

Nhưng trên thực tế những ngày cuối năm sau ông công ông táo thì coi như việc năm cũ đã khép lại nên các gia đình có thể cúng bất cứ ngày nào sau ngày 23 Chạp.

co-cung-tat-nien

Ý nghĩa tiệc tất niên là gì?

Tất niên là lúc gia đình họ hàng quây quần thưởng cho mình một buổi thư giãn liên hoan khi hoàn thành việc năm cũ và đón năm mới. Tiệc tất niên đánh dấu năm cũ sắp qua đi và chờ đợi năm mới bước đến.

Trong thời điểm cúng tất niên, gia chủ báo cáo lại với ông bà tổ tiên thần linh việc năm cũ, cầu xin năm mới mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi gặp nhiều may mắn.

Tiệc tất niên cũng là lúc gia đình sum họp hỏi thăm nhau và tổng kết năm đã qua của gia đình, hướng tới điều tốt đẹp trong năm mới. Đây cũng là lúc kết nối người thân, các  thành viên tụ họp về nhà tổ, chuyện trò, ăn uống và vui chơi. 

Tiệc tất niên cũng là lúc hòa giải những phiền muộn mâu thuẫn hướng tới điều tốt đẹp hơn trong năm tới. 

cach-cung-tat-nien

Tiệc tất niên nên làm cỗ thế nào?

Tùy theo địa phương gia đình có thể làm cỗ ăn khác nhau. Tuy nhiên mâm cỗ cúng gia tiên trong tiệc tất niên thường có những món truyền thống đặc trưng.

Với tất niên ở miền Bắc: Hầu hết mâm cỗ cúng cuối năm ở khu vực miền Bắc đều tuân thủ nguyên tắc 4 bát 4 đĩa, tượng trưng cho tứ trụ (gồm năm - tháng - ngày - giờ sinh), bốn mùa (xuân - hạ - thu - đông) và bốn phương (Đông - Tây - Nam - Bắc). Nếu gia đình cầu kỳ khá giả hơn thì bày mâm cúng 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa thể hiện sự đủ đầy và phát tài phát lộc. Những món đặc trưng như thịt đông, măng lưỡi lợn hầm chân giò, chim hầm, canh bóng bì nấm thả và miến nấu lòng gà, đĩa chả nem, đĩa giò, đĩa xào, chả quế, bánh chưng..

Với cúng tất niên ở miền Trung: Món ăn thể hiện sự sung túc đủ đầy miền trung thường là  chiên - kho - canh - xào - luộc như cá chiên, thịt ram, miến Huế, canh măng khô, thịt heo luộc, gà bóp rau răm, chả Huế… Ngoài ra không thể “vắng bóng” đĩa bánh chưng, bánh tét nóng hổi.

cung-tat-nien-2024

Với lễ tất niên ở miền Nam: Tất niên miền Nam thường có nhiều mâm quả tươi ngon, cùng trà, rượu, trầu cau. Mâm cỗ tất niên ở miền Nam thường có thịt heo luộc, thịt heo quay, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, chả giò án, củ kiệu, canh măng và bánh tét (cả mặn lẫn chay).

Cúng tất niên là buổi lễ quan trọng kết thúc một năm. Do đó bạn cần chú ý khi bày mâm cỗ cúng gia tiên nên tránh những món có mùi hôi tanh như thịt chó thịt mèo, cá, các món gỏi sống hoặc các món ăn nặng mùi như mắm tôm... Khi bày cỗ cúng nên chú ý tránh bọc màng bọc ngoài miệng bát đĩa. Trên mâm cúng nên dùng bát đĩa ăn riêng tránh dùng chung với đồ dùng hàng ngày. Mâm cỗ cúng nên được sắp xếp gọn gàng tránh lộn xộn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn