Tết Đoan Ngọ 2024 làm gì để gặp may mắn?

16:32, Thứ sáu 07/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Vào dịp Tết Đoan Ngọ, các gia đình sẽ chuẩn bị một vài vật phẩm để dâng lên thần linh, tổ tiên.

Tết Đoan Ngọ 2024 vào thứ mấy?

Tết Đoan Ngọ là một trong những dịp lễ truyền thống của người Việt, thường được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm thời tiết nắng nóng, sâu bọ phát triển mạnh. Cũng chính vì vậy, dân gian còn gọi ngày này là người diệt sâu bọ.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ với vài vật phẩm như trái cây tươi, cơm rượu nếp... để dâng lên thần linh, tổ tiên.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ với vài vật phẩm như trái cây tươi, cơm rượu nếp... để dâng lên thần linh, tổ tiên.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng với các món đơn giản như hoa quả tươi, cơm rượu nếp, bánh tro, chè trôi nước... để dâng lên thần linh, tổ tiên, nhằm cầu một vụ mùa bội thu, không bị sâu bọ phá hoại.

Tết Đoan Ngọ 2024 rơi vào thứ Hai ngày 10/6 dương lịch (5/5 âm lịch).

Những việc nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ 2024

- Thực hiện nghi thức diệt sâu bọ

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết diệt sâu bọ. Theo quan niệm của người xưa, trong cơ thể có thể có sâu bọ sống ký sinh. Nếu không tiêu diệt thì chúng càng ngày càng sinh sôi nảy nở. Khi đó, sức khỏe của con người sẽ bị tổn hại. Người xưa cho rằng sâu bọ chỉ xuất hiện vào ngày 5/5 âm lịch. Do đó, vào ngày này, mọi người phải dậy sớm để làm lễ cúng và thực hiện nghi thức diệt sâu bọ.

Người xưa sẽ diệt sâu bọ trong cơ thể bằng cách ăn một số loại thức ăn, trái cây vào buổi sáng ngày 5/5 âm lịch.

Ở miền Bắc, người dân thường thức dậy sớm, ăn cơm nếp, trái cây...

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, mọi người không thể bỏ qua nghi thức diệt sâu bọ.

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, mọi người không thể bỏ qua nghi thức diệt sâu bọ.

- Khảo cây vào giờ Ngọ

Giờ Ngọ chính là thời điểm giữa trưa (từ 11h đến 13h) mỗi ngày. Lúc này, mặt trời ở vị trí cao nhất. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ chọn đúng giờ Ngọ để đi khảo cây, tức là đánh vào cây để biết các vấn đề mà cây gặp phải.

Hoạt động này cần có 2 người để thực hiện. Một người sẽ trèo lên cây để đóng vai cái cây, người còn lại ở dưới đất cầm dao gõ vào gốc cây. Người ở dưới sẽ hỏi một số câu liên quan đến mùa màng, sự phát triển của cây như vì sao năm nay cây ít quả, năm sau cây có ra nhiều quả không... Người đóng vai cây sẽ trả lời những câu hỏi này.

- Tắm nước lá

Ngoài hoạt động ăn cơm rượu nếp, trái cây và một số món ăn khác, trong ngày 5/5 âm lịch, người xưa còn có phong tục tắm nước lá thảo dược để cơ thể sạch sẽ, thơm tho, giúp phòng bệnh và trị bệnh.

Nước lá có thể đun từ các loại nguyên liệu quen thuộc như lá mùi, kinh giới, sả, tía tô, lá tre... Nước này dùng để xông, gội đầu, tắm toàn thân đều được.

- Phóng sinh

Vào các dịp mùng 1, ngày rằm, lễ tết, nhiều người có quan niệm phóng sinh, làm việc thiện để cầu phước lành đến với bản thân và gia đình.

Một số kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ 2024

- Không đặt chân xuống đất khi vừa ngủ dậy

Theo quan niệm dân gian, con người khi mới ngủ dậy không nên vội vàng đặt chân xuống đất ngay. Trước đó nên chuẩn bị sẵn nước để sáng ngủ dậy súc miệng 3 lần cho thật sạch rồi mới bước xuống và ăn cơm rượu nếp, hoa quả diệt sâu bọ.

- Không nên dừng chân ở những nơi âm u

Người xưa thường dặn con cháu vào ngày 5/5 âm lịch, nếu đi ra ngoài thì không nên dừng lại ở những nơi u ám như nghĩa trang để bảo vệ cơ thể.

- Kiêng soi gương nửa đêm

Người xưa cho rằng nửa đêm là thời điểm âm khí hoạt động mạnh. Soi gương vào lúc nửa đêm, nhất là vào ngày 5/5 âm lịch là việc chiêu dụ âm khí, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như gây ra nhiều vấn đề khác.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: tết đoan ngọ