Thai nhi 7 tuần tuổi như thế nào?

16:00, Chủ nhật 10/07/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đến tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển mạnh hơn, nhưng đến tuần thứ 7, thai nhi phát triển như thế nào?

Đến tuần tuổi thứ 7, thai nhi phát triển như thế nào?

Từ lúc chưa có hình dáng cho đến khi tạo thành hình và những chi tiết nhỏ trên cơ thể, thai nhi đang phát triển khá toàn diện. Bắt đầu hình thành những ngón ở cả bàn tay và bàn chân hay việc hình thành những đường nét trên khuôn mặt của thai nhi,…

Thai nhi thay đổi như thế nào ở tuần tuổi thứ 7?

+ Kích thước của thai nhi:

Lúc này thai nhi còn rất nhỏ và chỉ mới dài được khoảng 1,3cm thôi nhé.

+ Tim thai:

Đến tuần tuổi thứ 7 này, thai nhi đã bắt đầu có tim thai. Nếu đi khám thai vào tuần này, các bác sĩ của bạn đã có thể nghe được tim thai bằng máy siêu âm. 

+ Sự phát triển ở mắt:

Mô tả ảnh.
Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Khi thai được 7 tuần, mắt bé sẽ to hơn và thậm chí còn bắt đầu có màu nữa. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi  gen di truyền từ bạn và bố của bé.

+ Sự hình thành của tai và lưỡi:

Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm.

+ Não bộ:

Bộ não của thai nhi cũng phát triển rất nhanh trong giai đoạn này, đây chính là lý do tại sao phần đầu của thai nhi lại lớn hơn các bộ phận còn lại một cách đáng kể trong giai đoạn này.

+ Sự hình thành của thực quản, phổi và tim:

Thực quản của thai nhai bắt đầu hình thành trong giai đoạn này, bên cạnh đó hai lá phổi cũng bắt đầu hình thành ở 2 bên của ống thực quản. Trái tim phát triển ngày càng phức tạp với sự hình thành của các van và tâm thất.

+ Dây rốn:

Đến tuần thứ 7 này, dây rốn đã được hình thành và đi vào hoạt động, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết lấy từ cơ thể mẹ.

Đến tuần thứ 7, cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Mới chỉ là tuần thứ 7 của thai kỳ, vì vậy mà hầu như bụng của các mẹ bầu sẽ không chồi lên, cũng như chưa thể nhận thấy rõ. Do vậy mà các mẹ bầu chỉ cần mặc quần áo rộng và thoải mái chứ chưa cần phải mặc đồ bầu.

Âm đạo có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn. Điều này là bình thường trong suốt quá trình mang thai nên bạn đừng lo lắng, trừ phi nó có mùi khó chịu, chuyển màu vàng hoặc khiến âm đạo bạn tấy rát thì lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám bệnh.

Xuất hiện những hiện tượng bị chuột rút và đau ở phần bụng dưới.

Hai đầu vú của bạn có thể sẽ lớn ra và  thâm lại. Có thể sẽ có cả mụn nhọt mọc quanh quầng vú, chúng được gọi là những nốt Montgomery - giúp cho hai đầu vú của bạn sẵn sàng tiết sữa.

Các mẹ bầu sẽ thấy khẩu vị ăn uống của mình bị đảo lộn. Thậm chí là hay buồn nôn khi chỉ mới ngửi thấy mùi.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên lưu ý những triệu chứng mang thai phổ biến nhất bao gồm:

+ Đi tiểu thường xuyên

+ Mệt mỏi

+ Đau tức ngực

+ Buồn nôn

+ Tiết nhiều nước bọt

+ Bị táo bót, ợ nóng và thèm ăn.

Lời khuyên cho mẹ bầu trong tuần thứ 7 của thai kỳ

Các mẹ bầu nên ăn uống điều độ, uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng và nên tránh những hoạt động mạnh có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là sẩy thai.

Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Nên bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng như vitamin hay những khoáng chất từ những thực phẩm cho cơ thể của mẹ và thai nhi.

Mang thai tháng thứ mấy thì bị đau hông?
Mang thai tháng thứ mấy thì bị đau hông?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Chứng đau hông khi mang thai là một trong những chứng bệnh mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải. Vậy mang thai tháng thứ mấy thì bị đau hông?
9 lợi ích to lớn chỉ bà bầu mới có
9 lợi ích to lớn chỉ bà bầu mới có
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mang bầu không chỉ là điều tuyệt vời và thiêng liêng, nó còn mang lại những lợi ích không ngờ về sức khỏe.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link