Thanh niên tự thiêu và con dao hai lưỡi của nút "like" trên facebook

( PHUNUTODAY ) - Không ít ý kiến cho rằng sự vào hùa của cộng đồng mạng cùng sự ảo tưởng và dòng người dửng dưng đứng xem ở cầu Tân Hóa đã vô tình thúc đẩy nam thanh niên hành động mạo hiểm.

Sự việc hiện đang được dân mạng đặc biệt quan tâm bởi trước đó, trên trang cá nhân, N.T. (24 tuổi, sống tại TP.HCM) đã có phát ngôn gây sốc. Nam thanh niên cho biết sẽ lấy xăng tự thiêu và nhảy xuống cầu Tân Hóa (TP.HCM) nếu nhận được 40.000 like (thích).

Sau khi đăng tải, bài viết của N.T thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức anh thực hiện hành động nguy hiểm.

Clip tự thiêu của nam thanh niên: Sau khi để lửa bén vào quần áo, nam thanh niên nhanh chóng nhảy xuống nước. Cư dân mạng phản ứng dữ dội về hành vi ngông cuồng, coi thường mạng sống của người này.

tan_hoa__1

Đám đông hiếu kỳ đến vô cảm (ảnh FB).

Chia sẻ với báo chí, D. - người chứng kiến màn tự thiêu cho biết nhân vật chính trong clip là bạn đi cùng tên Thái, không phải N.T..

Mặc dù vậy, đa phần mọi người đều cho rằng chính "cơn bão like" từ dân mạng cùng sở thích sống ảo của giới trẻ là nguyên nhân dẫn đến hành động thiếu kiểm soát này.

"Câu like" đã lên đẳng cấp mới

Những dòng trạng thái cố tình gây chú ý như "Ấn like để nhận lời chúc ngủ ngon", "Đủ 100 like sẽ post hàng nóng", "Mọi người like để có thêm động lực"... giờ đây không còn là lực lượng "câu like" nữa mà nó cần phải được thực hiện bằng hành động hay những trò gì đó cực kỳ quái dị. Chuyện ngược đời ở xã hội hiện tại là cái gì càng độc, gây sốc, càng quái dị thì nó càng nhận được nhiều sự quan tâm.

3_james_cung_cac_thanh_vie_cqak

 STT thông báo của N.T.) (ảnh FB).

Nhấn like (thích) để cổ vũ, phản đối, lên án hay để yêu thương, thay lời muốn nói. Mới đây, nút like còn có thể làm từ thiện, quyết định chiến thắng của một cuộc thi, hồi sinh người đã mất, biến người vô danh trở nên nổi tiếng...

Trong vụ việc châm lửa đốt tại TP.HCM vừa qua, số lượt yêu thích cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nam thanh niên lấy mạng sống của bản thân ra đùa giỡn. Chỉ vì muốn trở thành tâm điểm mạng, 9X khỏe mạnh sẵn sàng tự tẩm dầu và thiêu chính mình, không cần bận tâm gì.

2_kbaf

STT tiếp theo của N.T câu view trên mạng xã hội (ảnh FB).

Có thể thấy, nút like hiện mang sức mạnh to lớn, đáng sợ như thế nào. Nó có khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của đám đông, đồng thời cũng khiến một người trở nên u mê vì sự nổi tiếng ảo.

Trước vấn đề này, độc giả P.T. viết: "Like là gì mà phải câu, phải sống chết vì nó? Phải chăng nó mang lại tiền bạc, sự nghiệp hay cuộc sống cho chàng trai này?Hãy tìm đọc bài báo về cô gái bị xăng đốt bỏng toàn thân. Nghĩ tới em ấy vẫn nằm trong viện, chỉ mong cứu được đôi tay rồi thấy cậu bạn này mà nực cười".

Thành viên T.M. nhận xét: "Lần này, bạn thoát chết, nhưng thần may mắn không phải lúc nào cũng mỉm cười với bạn. Mong bạn suy nghĩ chín chắn hơn trong hành xử và áp dụng câu \'nói là làm\' vào những việc có ích".

Sự hiếu kỳ đến vô cảm

Bên cạnh việc lên án chàng trai sống ảo, không ít ý kiến cho rằng chính những người ấn like và tụ tập chờ màn "biểu diễn" nguy hiểm đáng trách hơn.

Thực tế, khi N.T phát ngôn cần 40.000 like (thích) để tự thiêu, nhảy cầu, anh đã nhận được gần 100.000 sự ủng hộ (hơn gấp đôi mong muốn ban đầu). Thậm chí, rất nhiều bạn trẻ còn đổ về hai tuyến đường dọc kênh Tân Hóa (TP.HCM) vào lúc 19h ngày 20/9 để chứng kiến N.T. thực hiện lời hứa.

1_RSBL

Bất chấp cả tính mạng của bản thân chỉ để câu "like, view"... (ảnh FB).

Do dòng người đến địa điểm này quá đông nên lực lượng bảo vệ dân phòng và công an phường phải có mặt giữ trật tự, đảm bảo không gây ách tắc giao thông.

Thanh Hà thắc mắc: Giả dụ không ai like hành động của nam thanh niên thì sự việc trên có xảy ra?

"Cậu ấy cần 40.000 like (thích) mà có tới hơn 100.000 người cổ vũ. Không những thế, còn tập trung, chờ đợi cậu ấy xuất hiện trên cầu với máy ảnh, điện thoại sẵn trên tay. Đó là vô trách nhiệm, rảnh rỗi. Chẳng ai diễn trò hề nếu không có khán giả", thành viên này bức xúc.

Phải chẳng đám đông ấn like dòng thông báo và thúc giục chàng trai kia muốn được chứng kiến một màn tử tự đúng nghĩa? Hay họ chỉ đơn thuần đi qua, thả like dạo để thử xem chủ nhân bài viết có dám thực hiện hay không?

Một bộ phận suy nghĩ đơn giản và thích tung hê giá trị ảo như xem tự thiêu ra sao, dám nhảy cầu thật không, cô ca sĩ này ngoài đời có đẹp như trên vô tuyến không... hơn là để tâm tới những điều sâu sắc.

Cũng bởi vô tâm, họ ồn ào tham gia bất cứ cuộc "ném đá" tập thể nào, bất kể nạn nhân là ai. Họ tham lam bấm like và share để ca tụng, lên án, đánh giá và vào hùa.

Trần Thị My - thạc sĩ cộng đồng, ĐH La Trobe, Australia - cho rằng mạng xã hội là nơi để tương tác, cung cấp thông tin, giải trí, gần đây trở thành thước đo dư luận xã hội.

Nhưng những vụ việc bóp méo sự thật, lời qua tiếng lại, đem danh dự, nhân phẩm, tính mạng và uy tín của người khác ra để "câu like" đã khiến mạng xã hội để lại nhiều tiếng xấu hơn là điều tốt.

"Cách giải quyết vấn đề sống ảo này chính là thay đổi từ trong suy nghĩ của giới trẻ. Vinh quang mang lại từ mạng xã hội không thật. Sự nổi tiếng trong chốc lát vì được hàng nghìn người xa lạ trên Internet nhắc tới không mang lại cho các bạn giá trị gì", cô nói.

Nữ thạc sĩ chia sẻ mạng xã hội là diễn đàn lớn, mảnh đất rộng để người trẻ thoải mái thể hiện cá tính, quan điểm và cách suy nghĩ, hoặc đôi khi trở thành người đưa tin. Tuy nhiên, các ý kiến đó có giá trị hay không lại cần lắm những suy xét, chính kiến và chia sẻ tích cực.

Đừng vì lần bấm like của mình mà một người trẻ khỏe mạnh, lãng phí mạng sống bằng cách tự tẩm dầu, bật lửa đốt rồi nhảy sông.

Theo:  khoevadep.com.vn