Thắp hương cúng rằm trung thu có nên dâng cúng gà trống không? Hóa ra nhiều người chưa biết điều này

06:15, Thứ sáu 13/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong mâm lễ cúng truyền thống của người Việt thường có gà luộc nhưng không phải lúc nào cũng dùng gà trống.

Cúng mùng một hôm rằm đã là tập tục quen thuộc của người Việt Nam. Trong mâm lễ mặn dâng cúng thì thường không thể thiếu gà. Tuy nhiên rằm trung thu tháng 8 là một ngày rằm đặc biệt. Cúng rằm tháng 8 thường là cúng rằm bà cúng trăng trung thu, gia đình sum họp quây quần.

Trung thu có nên cúng gà?

Rằm trung thu tháng 8 thường gộp cả ý nghĩa cúng rằm vào với cúng trăng. Thế nên gia đình thường sắm sửa hai mâm lễ cúng là cúng gia tiên trên ban thờ và cúng trăng ngoài trời. Nhiều gia đình tiến hành như vậy nên làm mâm cỗ cúng vào buổi chiều tối, cúng gia tiên xong, gia đình quây quần đoàn tụ ăn cơm rồi làm lễ cúng trông trăng ngoài trời.

Trong mâm cúng gia tiên vẫn cúng gà

Trong mâm cúng gia tiên vẫn cúng gà

Mâm lễ cúng gia tiên thì thường tùy theo gia đình cúng chay hay mặn. Những gia đình quen cúng chay thì sẽ không có những món như gà luộc, thịt lợn luộc mà chỉ có xôi, hoa quả, trà nước. Còn nếu cúng mặn thì trong mâm lễ cúng gia tiên thường có gà, xôi, giò chả, hoa quả, trầu cau trà nước. Người xưa thường hay chọn gà trống luộc để thể hiện sự uy nghiêm oai vệ. Gà trống cúng cũng thể hiện sự kết nối giữa gia chủ với thần linh, ông bà tổ tiên.

Trong mâm cỗ cúng trăng ngoài trời thì thường sẽ là hoa quả mùa thu, bánh trung thu, chuối, bưởi, na, lựu, hồng... Đặc biệt trong mâm cỗ cúng trăng trung thu thường không thể thiếu là Chuối mang ý nghĩa may mắn, bưởi mang ý nghĩa tốt lành, quả hồng mang ý nghĩa no đủ sung túc giàu có, quả na mang ý nghĩa sinh sôi phát triển, quả lựu tượng trưng cho phúc lộc may mắn... Và đó cũng là trái cây đặc trưng của mùa thu. Những chiếc bánh trung thu biểu trưng cho mặt trăng hoặc trời tròn đất vuông, cá chép hóa rồng... Trang trí mâm cúng trung thu sinh động sẽ có thêm những con chó làm bằng bưởi và hoa quả, biểu trưng cho câu chuyện chú Cuội và chó trung nghĩa, những loại đèn ông sao, đèn kéo quân đuổi tà khí, những loại trà đặc trưng như trà sen, trà nhài..

Cỗ cúng trăng trung thu thường bày một mâm riêng không bày cùng mâm cúng gia tiên. Thông thường cỗ trung thu có thể cúng ngoài trời hoặc ở bàn riêng, sau khi ăn bữa tối thì gia đình quây quần sum họp phá cỗ trông trăng.

Mâm cỗ cúng trung thu thường hoa quả bánh trái đặc trưng của mùa thu

Mâm cỗ cúng trung thu thường hoa quả bánh trái đặc trưng của mùa thu

Lưu ý cúng trung thu

Cúng trung thu là cúng trăng nên thường được cúng vào buổi tối, khi mặt trời đi ngủ và trăng lên cao.

Đêm trăng trung thu trăng sáng to rõ nên mọi người thường bày chiếu, bàn ghế ngồi ngoài trời ngắm trăng và hứng trăng vì cho rằng ánh trăng sáng mang lại may mắn và năng lượng tốt lành. Tuy nhiên nên tránh việc ngồi quá khuya trời lạnh dễ gây ốm đau.

Người già trẻ nhỏ, người ốm yếu nên hạn chế ra ngoài khi trời đã về đêm.

Trung thu nên đốt đèn lồng, đèn kéo quân, rước đèn... mang lại may mắn tốt lành, xua đuổi tà khí.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên