Thí sinh có thể đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên Cổng dịch vụ công quốc gia từ năm 2021

( PHUNUTODAY ) - Theo Bộ GD&ĐT, Bộ đang lên kế hoạch triển khai đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học lên Cổng dịch vụ công quốc gia từ năm 2021.

Vào ngày 8/12, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với Bộ GD&ĐT để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ DG&ĐT.

Theo đó, Bộ GD&ĐT có 2 nhiệm vụ cần thực hiện là: Đưa việc đăng ký dự thi THPT quốc gia (hiện là tốt nghiệp THPT) và đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo tại buổi làm việc (Ảnh: Vietnamnet)

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo tại buổi làm việc (Ảnh: Vietnamnet)

Theo ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Công nghệ thông tin cho biết, quyết định này được ký vào tháng 3, yêu cầu thời gian hoàn thiện là quý II/2020, nhưng lúc đó Bộ GD&ĐT đã làm xong kế hoạch, quy chế thi THPT năm 2020. Để đảm bảo tính ổn định của kỳ thi, Bộ đã xin hoãn thời gian hoàn thiện sang năm 2021.

Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện nhiều công việc như triển khai rất nhiều văn bản điện tử, từ quản lý lịch làm việc, phòng họp; cấp chữ ký số; tích hợp việc thanh toán trực tuyến; thí điểm thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia...

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng đã số hóa, gắn mã định danh cho tất cả đối tượng cần quản lý, gồm 53.000 trường học, gần 24 triệu hồ sơ học sinh, 1,4 triệu hồ sơ giáo viên.

Ngay tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng đã cử 4 trường đại học gồm: Trường ĐH Luật TPHCM; ĐH Vinh; Trường ĐH Ngoại Thương và Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm gửi nhận văn bản điện tử, thanh toán học phí trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, sau đó nhân rộng ra toàn hệ thống.Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị:

tuyen_sinh2

- Bộ GD&ĐT cần quan tâm đến việc cấp chứng thư số, chữ ký số từ gửi văn bản của Bộ đến các Sở GDĐT, các trường ĐH để gửi nhận văn bản điện tử 2 chiều.

- Tiếp đó là quan tâm hơn đến các dịch vụ công, theo hướng công nghệ thông tin là công cụ, phương tiện để cải cách thủ tục hành chính. Đẩy mạnh việc gửi nhận văn bản điện tử, thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

-Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link