Thịt lợn luộc mãi vẫn hồng đỏ: Không phải chưa chín hay thịt có vấn đề, nguồn nước nhà bạn đang nhiễm khuẩn mạnh

( PHUNUTODAY ) - Bạn đã bao giờ gặp trường hợp luộc 1 miếng thịt lợn cả tiếng đồng hồ mà nhìn vẫn hồng đỏ? Có người cho rằng miếng thịt này đông lạnh khó chín, có người lại bảo miếng thịt này ngon,... Tuy nhiên chuyên gia lại chỉ ra 1 sự thật khiến ai nghe xong cũng rùng mình.

Bạn đã từng gặp trường hợp luộc mãi 1 miếng thịt nhưng miếng thịt này vẫn hồng hồng đỏ đỏ cảm giác như chưa chín? Nhiều chị em chia sẻ miếng thịt nhừ tươi rồi mà vẫn hồng hồng, hay là thịt ngon nên mới có màu như vậy? Cũng có nhiều người cho rằng miếng thịt để đông lạnh lâu, hoặc hầm nồi áp suất mới có màu như vậy,.. Tuy nhiên chuyên gia đã chỉ ra rằng đây là dấu hiệu cho thấy nguồn nước nhà bạn đang bị nhiễm khuẩn rất mạnh.

dau-hieu-nguon-nuoc-nhiem-amoni

Hiện tượng luộc thịt mãi mà thịt vẫn hồng chính là một cảnh cáo "đỏ" cho nguồn nước "bẩn", và nếu gặp phải tình huống này bạn cần phải t kiểm tra ngay nguồn nước nhà mình để có những biện pháp xứ lý khắc phục nhanh nhất, bằng không để lâu sẽ vô cùng nguy hại cho sức khỏe chúng ta.

Miếng thịt luộc mãi nhưng vẫn có màu hồng đỏ chính là cảnh báo của 1 nguồn nước dùng đang nhiễm khuẩn

Miếng thịt luộc mãi nhưng vẫn có màu hồng đỏ chính là cảnh báo của 1 nguồn nước dùng đang nhiễm khuẩn

Nguồn nước nhiễm Amoni hoặc Nitrit sẽ gây ra hiện tượng luộc thịt chín những vẫn có màu hồng đỏ

Chuyên gia chỉ ra rằng, khi bạn sử dụng nguồn nước đã bị nhiễm Amoni - chất khí không màu, không thể tồn tại lâu, mà chuyển thành nitrit. Nitrit sẽ làm ức chế men enzim trong thịt cản trở sự chuyển màu của thịt. Ngoài ra, nguồn nước nhiễm amoni 20mg/l  sẽ ngửi thấy mùi khai. 

dau-hieu-nguon-nuoc-nhiem-amoni-1

Nitrit khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ kết hợp với các axit amin trong đường ruột sẽ chuyển hóa thành Nitrosamine. Theo các nghiên cứu khoa học, thì Nitrosamine đã được chứng minh là 1 chất gây ung thư cực mạnh trên chuột. Chất này khi sinh ra trong cơ thể sẽ tác động lên bộ máy di truyền tế bào như một chất đột biến, sinh ra các khối u, gây ung thư. Tác động này không loại trừ một ai, cả trẻ em lẫn người lớn. Như vậy, một khi nước đã nhiễm amoni thì nhất định phải loại trừ amoni ra khỏi nguồn nước.

Cách khắc phục

Với xã hội hiện đại như ngày nay, thì việc loại bỏ Amoni ra khỏi nguồn nước là chuyện dễ dàng. Để loại bỏ amoni trong nước, các phương pháp được sử dụng phổ biến là: dùng clo để khử, kiềm hóa, máy lọc nước gia đình công nghệ RO… Trong nhiều trường hợp, các phương pháp cũng được phối hợp để loại bỏ triệt để amoni.

Ví dụ, bước lọc tổng đầu nguồn sẽ dùng clo để khử, khi nước được cung cấp đến đường nước để sử dụng cho ăn uống, mỗi gia đình tiếp tục sử dụng máy lọc nước RO để loại bỏ triệt để lượng amoni có thể còn tồn dư lại sau lọc tổng. 

Và cuối cùng chính là sự tỉnh táo cùng sự đề phòng, cảnh giác của mỗi gia đình với mọi biểu hiện lạ từ sức khỏe hay đến từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link