Thịt lợn tăng giá ầm ầm, đổi sang ăn loại thịt này vừa ngon rẻ lại tốt cho sức khỏe

08:39, Thứ tư 25/12/2019

( PHUNUTODAY ) - Trong lúc thịt lợn đang tăng giá vù vù, các bà nội trợ có thể đổi sang ăn loại thịt khác, vừa thay đổi khẩu vị vừa tăng dinh dưỡng.

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Trong Đông y, thịt vịt vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Loại thịt này được sử dụng trong các trường hợp cơ thể bị suy nhược, gầy sút, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nền, khí hư, sản phụ thiếu sữa, ra mồ hôi trộm...

Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, cứ trong 100g thịt vịt có khoảng 25g protein, cao gấp nhiều lần so với thịt bò, lợn, dê, cá, trứng. Ngoài ra, loại thịt này còn chứa các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, phốt pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D... cần thiết cho sức khỏe.

thit-vit-01

Những lưu ý khi ăn thịt vịt

Không ăn da cổ vịt

Cổ vịt được nhiều người khá yêu thích. Tuy nhiên, đây là bộ phận mà chúng ta nên hạn chế ăn. Bởi phần cổ chứa nhiều mô bạch huyết, chứa rất nhiều virus gây hại sức khỏe. Nhiệt độ nấu nước không thể tiêu diệt hết lượng vi khuẩn, virus này, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.

Không ăn nhiều phao câu vịt

Phao câu của các loại gia cầm nói chung được nhiều người yêu thích bởi nó mềm và có vị béo ngậy. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt và có công dụng làm đẹp đối với phụ nữ.

Tuy nhiên, phao câu là bộ phận chứa nhiều chất độc hại, mầm gây bệnh cho cơ thể.

Người bệnh gout không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt có lượng purin cao làm tăng axit uric trong cơ thể. Do đó, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Người có hệ tiêu hóa kém nên lưu ý khi ăn thịt vịt

Thịt vịt tính hàn, những người có hệ tuần hoàn kém, suy yếu không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng bị nhiễm lạnh hơn.

Những người thể trạng hàn ăn thịt vịt cũng dễ bị mắc các bệnh về cơ - xương - khớp.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền