Thói quen này của cha mẹ vô tình khiến con hư hỏng, lớn lên kém chí tiến thủ, thương con thì sửa mình ngay

21:25, Thứ ba 03/10/2023

( PHUNUTODAY ) - Những hành động của cha mẹ đôi khi không được để ý đã khiến con trở thành đứa trẻ hư hỏng, cha mẹ nhận ra và sửa ngay nhé

Không có cha mẹ nào muốn con hư, không ai biết mà vẫn cố tình dạy con hư. Nhưng nhiều người lại không biết những thói quen thường thấy của mình đang dạy hư con.

Làm hết việc nhà cho trẻ

Nhiều cha mẹ cho rằng chỉ cần con học giỏi thì mọi việc không bắt con đụng chân đụng tay. Điều đó không có ích cho con. Học kiến thức và thực hành lao động cho con những giá trị khác nhau và đều hữu ích. Trong từng việc làm hàng ngày con học nhiều thứ và con biết chăm sóc bản thân hơn, biết quan sát, nhanh nhạy hơn. Làm không phải là khổ mà chính là để phát triển.  Vì làm thay con nên đứa trẻ như con gà công nghiệp chỉ biết kiến thức sách vở và không biết tự chăm sóc bản thân, lười nhác lao động. 

cha me khien con hu

Về đến nhà là nằm xem điện thoại

Cha mẹ nào cũng ghét con nghiện điện thoại nhưng lại cho mình đặc quyền ôm điện thoại suốt ngày, cứ đi làm về làm nằm, ngồi sofa bấm điện thoại. Thậm chí khi cho con ăn, cho con tắm cũng xem điện thoại. Việc làm này khiến trẻ và cha mẹ giảm kết nối và khiến con khao khát được dùng điện thoại hơn, giống cha mẹ. Bởi vậy, thay vì rao giảng lý thuyết, tốt hơn hết là nên làm gương cho con. Nếu người bố thay đổi bằng cách rời xa điện thoại mỗi khi về nhà, sẽ không có gì ngạc nhiên khi trẻ phát triển tính tự giác và siêng năng. Cha mẹ tự giác thì con cái về cơ bản không lười biếng, bố không tự giác thì khó nuôi dạy con cái có ý thức.

Cho con quá nhiều lựa chọn

Không ai muốn thiếu thốn nhưng đừng bao giờ cho con vượt lên quá ngưỡng nhu cầu, hãy cho bằng hoặc thấp hơn một chút. Để con thấy mọi thứ giá trị, không bị thừa mừa và chúng sẽ trân trọng hơn. 

Cha mẹ thường phàn nàn

Cha mẹ phàn nàn khiến con cảm thấy mệt mỏi, mất niềm vui thiếu năng lượng. Cha mẹ phàn nàn về sự nghèo khó, bất hạnh của mình chính là cách khiến con thấy tự oán trách bản thân. Cha mẹ lạc quan, vượt qua khó khăn, kiên định, con cái mới dũng cảm tiến về trước. 

Thấy con sai nhưng cha mẹ... lờ đi

Không ít các trường hợp khi con mắc lỗi sai như hỗn láo với người lớn, đánh người lạ... cha mẹ không can thiệp mà chỉ đứng nhìn, hoặc cười hoặc cho rằng trẻ biết gì, trẻ con mà. Người xưa nói dạy trẻ từ thuở còn thơ...

Tuyệt đối cha mẹ cũng không khuyến khích những trò vui kiểu không có lợi như "đánh yêu" mẹ, tát bố,... Hãy cho con biết nhận trách nhiệm từ nhỏ. Thay vì la mắng đánh hãy giảng giải cho con hiểu lỗi sai của mình và cho biết nhận lỗi không phải điều xấu hổ, nhận lỗi là tiến bộ.

khong giup viec nha

Bố không chia sẻ việc nhà với mẹ

Nhiều gia đình có cảnh mẹ giặt và phơi quần áo trong khi bố nằm chơi trên sofa; Mẹ rửa rau nấu cơm, bố lại dán mắt vào điện thoại chơi game, lâu lâu lại hỏi "Sắp ăn cơm chưa?". Điều này tác động tiêu cực lên nhận thức của trẻ. Chúng sẽ nhận thức thiên lệch về gia đình và sẽ lại lặp lại như cha, cho rằng mọi việc là của mẹ. Hơn nữa việc này cũng khiến con lặp lại đúng hành động như cha mình.

Ra lệnh cho con mà không giải thích

Trẻ con không phải sinh ra để tuân lệnh. Chúng cần được hiểu về thế giới, hiểu vì sao phải làm thế, vì sao lại như thế. Vì thế cha mẹ cần giải thích cho con vì sao lại như thế. Đừng vì bận rộn mà quên đi nhu cầu này của trẻ, nếu không sau này bạn sẽ có đứa con độc đoán không biết chia sẻ. 

cho con nhiêu

Không giữ lời hứa

Khi đã hứa với trẻ thì người lớn phải thực hiện, thất hứa tưởng như chuyện bình thường nhưng điều đó ăn sâu vào tiêm thức của trẻ. Cha mẹ thất hứa thì không thể đòi hỏi ở con sự trung thực và trách nhiệm được. 

Cha mẹ là tấm gương phản chiếu cuộc đời con. Thế nên từng hành động thói quen của chúng ta đều ảnh hưởng tới tương lai con sau này.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên