Cách nuôi này của cha mẹ khiến con cái ghét nhau thậm chí hại nhau, tránh ngay kẻo nghiệp nặng

( PHUNUTODAY ) - Cha mẹ nào cũng muốn con cái có anh có em để nâng đỡ, chia sẻ cùng nhau, để bản thân mình vui vẻ vì đông con. Nhưng nhiều gia đình anh em ruột mà lại ghét bỏ nhau, lỗi lớn do cha mẹ.

Hầu hết cha mẹ Việt Nam đều muốn sinh ít nhất 2 con, trừ trường hợp gánh nặng kinh tế, khó khăn hiếm muộn. Số ít người có ý nghĩ chủ động muốn chỉ đẻ một con. Việc dạy các con yêu thương nhau, thấy các con yêu thương nhau là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Gia đình hòa thuận, con cái bảo ban yêu thương nhau, nâng đỡ nhau còn quý hơn cả việc các con thành đạt nhưng lại xa cách nhau. Nhưng không ít cha mẹ đã cho ra đời những đứa trẻ mà ngay từ nhỏ chỉ biết cạnh tranh nhau, ghét bỏ nhau, lo lắng vì sự tồn tại của nhau.

Chuyện trẻ con chơi với nhau giành đồ của nhau, đánh cãi nhau ở mức độ thông thường thì đó lẽ chuyện ngày nào cũng gặp nhà nào cũng có. Nhưng chuyện con cái lớn rồi, hiểu biết rồi mà đố kỵ nhau, tìm cách loại bỏ nhau, sợ hãi sự tồn tại của nhau, không chia sẻ được với nhau, luôn nghi kỵ nhau là điều đáng lo.

con cai cai nhau

Điều đó có thể do những lỗi sai lầm này trong cách dạy con của cha mẹ:

Không công bằng, bắt lớn nhường nhỏ

Đây là điều dễ thấy ở nhiều cha mẹ Việt Nam. Truyền thống anh em nhường nhịn là tốt nhưng khi biến nó thành nghĩa vụ của đứa con lớn thì sẽ gây ra áp bức. Đứa lớn bị cùng cực đứa nhỏ thì không biết điều chỉ biết nhận. Và từ đó xảy ra mâu thuẫn.

Việc cha mẹ thiên vị không công bằng cũng khiến trẻ bất an. Đứa được thiên vị thì ích kỷ, đứa bị chèn ép sẽ tìm cách chống lại, lật đổ đứa kia.

Vì vậy cha mẹ cần công bằng, dạy con chia sẻ chứ không ép một đứa con nào đó nhường nhịn. Khơi lòng trắc ẩn chứ không ép buộc câu lệnh.

anh em ghet nhau

So sánh các con với nhau

Ngón tay có ngón ngắn ngón dài, con cùng cha mẹ sinh ra nhưng có đứa thế này thế kia. Bởi thế nếu cha mẹ chăm chăm so sánh các con với nhau chính là cách hại con. Con bị so sánh sẽ tổn thương. Hơn nữa đứa được hơn cũng chưa chắc đã thấy dễ chịu vì cảm thấy sợ bị ghét. Vì vậy cha mẹ hãy tập trung vào điểm mạnh của từng con, chứ không nên so sánh “Mày không bằng thằng em”, “Xem chị mày kia”… Trong trường hợp gia đình có con lệch nhau quá nhiều về trí tuệ, thành tích… cha mẹ cũng rất nên chú để các con biết yêu lại nhau, không tự kiêu và tự ti với chính anh chị em của mình.

Cha mẹ không có quan hệ thân thiết với người cùng huyết thống

Trẻ lớn lên nhìn cha mẹ làm gương. Nếu chính cha mẹ cũng không hòa hợp với anh chị em ruột của mình, của gia đình chồng/vợ mình thì sẽ in sâu vào tâm trí con trẻ sự lạnh nhạt trong gia đình. Chúng không thấy ý nghĩa của tình cảm anh em. Chính vì vậy bạn cần xem lại chính mối quan hệ của mình với các anh chije m cảu mình. Đồng thời hãy tạo ra những sinh hoạt chung, những tình huống để các con nhận ra sự cần thiết và niềm vui khi anh em nâng đỡ chia sẻ cùng nhau. Thay vì thấy chúng mâu thuẫn thì tách chúng ra riêng lẻ, hãy tìm cách tạo tình huống để con các con thấy việc an hem hợp sức, anh em giúp đỡ nhau… Từ đó sẽ gắn kết các con với nhau hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn