Thớt là một đồ dùng quen thuộc trong nhà bếp thường thấy trong mỗi gia đình. Trung bình mỗi gia đình thường có 1 -2 chiếc thớt để tiện cho việc sử dụng của mình. Tuy nhiên, thớt sử dụng lâu sẽ dễ bị nấm mốc hoặc có những vế đốm đen. Nhiều người cho rằng khi thớt xuất hiện những vấn đề này thì nên thay thớt mới. Nhưng nếu bạn chưa muốn thay thì hãy áp dụng mẹo nhỏ dưới đây giúp làm sạch mọi nấm mốc an toàn khi sử dụng.
Tại sao thớt gỗ bị mốc?
Thớt gỗ là dụng cụ hỗ trợ cắt, thái thực phẩm được dùng nhiều hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi việc thớt gỗ bị mốc. Một số nguyên nhân khiến thớt gỗ bị mốc có thể đến từ:
- Chất liệu dễ hấp thụ nước gây ra nấm mốc: Mặc dù bề mặt thớt khô nhanh sau khi rửa nhưng bên trong lại dễ thấm hút nước tạo điều kiện cho các loại nấm mốc hình thành và phát triển.
- Bề mặt thớt bị xước quá sâu: Bởi vì thớt gỗ là một bề mặt cắt tự nhiên cho nên trong khi sử dụng sẽ không tránh khỏi mặt thớt bị trầy xước do các vết dao cắt để lại.
- Vệ sinh thớt chưa đủ sạch: Dùng thớt để cắt nhiều loại thực phẩm trên cùng một chiếc thớt nhưng nếu vệ sinh không sạch giữa các lần sử dụng sẽ khiến thớt bị mốc và dễ nhiễm khuẩn chéo.
Cách làm sạch thớt gỗ bị mốc hiệu quả
Muối và chanh có tính chất sát khuẩn rất hiệu quả giúp loại bỏ vi khuẩn và mùi mốc. Do đó khi thớt gỗ xuất hiện mốc người dùng có thể dùng hai nguyên liệu này để làm sạch thớt.
Bước 1: Làm sạch thớt gỗ với nước.
Bước 2: Dùng một quả chanh và cắt làm đôi.
Bước 3: Vắt nước cốt chanh lên khắp bề mặt thớt gỗ cho nước cốt chanh thấm vào các rãnh của thớt.
Bước 4: Rắc muối lên thớt và dùng vỏ danh để chà sát xung quanh mặt thớt.
Bước 5: Đợi trong khoảng 10 - 15 phút và rửa sạch thớt với nước và phơi thật khô.
Cách ngăn ngừa nấm mốc trên thớt
Phải công nhận thớt gỗ là bề mặt cắt rất dễ sử dụng và an toàn. Để chiếc thớt của gia đình luôn sạch khuẩn và đảm bảo sức khỏe khi sử dụng chúng ta nên lưu ý những điều sau:
- Rửa thớt ngay sau khi sử dụng để cặn thức ăn và mùi hôi không xâm nhập vào trong thớt gỗ.
- Luôn rửa thớt gỗ bằng tay, không nên cho vào máy rửa chén vì sẽ khiến thớt bị cong vênh.
- Không ngâm thớt qua đêm, việc ngâm thớt lâu sẽ dẫn đến hiện tượng nứt nẻ và là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn.
- Không dùng thớt để thái thịt cá sống rồi rửa sơ và chuyển sang thái rau củ, trái cây.
- Vệ sinh thớt sau khi thái thịt sống bằng cách sử dụng giấm trắng nguyên chất.
- Thường xuyên khử trùng cho thớt bằng cách đổ nước sôi tráng qua hoặc xát muối và chà bề mặt thớt bằng chanh để loại bỏ vi khuẩn.