Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dến việc trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí là sụt cân. Ngoài những lý do phổ biến "ai cũng biết" như trẻ lười ăn, bị sốt…thì còn có những lý do sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó không được chú ý hoặc thường hay bị bỏ qua trong các tình huống chăm con trong thực tế.
Tắm ngay sau khi ăn
Mẹ có tắm cho em bé ngay sau khi ăn? Nếu có, bây giờ là lúc để thay đổi thói quen đó. Khi đứa trẻ được cho ăn, dạ dày cần có thời gian để tiêu hóa giống như cơ thể của một người trưởng thành.
Nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn, nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến sự trao đổi chất chậm hơn ở trẻ sơ sinh.Thậm chí, một số em bé còn có thể bị táo bón, nôn, khó tiêu, khí gas vì tắm ngay sau khi ăn.
Việc này đã dẫn đến trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân.Tắm cho em bé trước và sau đó mới cho ăn sẽ giúp các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hay tiêu hóa tốt hơn.
Nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn, nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. |
Khoảng cách giữa hai cữ ăn quá dài
Đây là một trong những lý do chính cho việc giảm cân ở trẻ sơ sinh. Sự thật là: Khoảng cách giữa các bữa ăn càng dài thì bụng trẻ càng sản sinh ra nhiều khí gas, dẫn đến đầy hơi. Điều này khiến trẻ không muốn ăn, kết quả dinh dưỡng hấp thu ít và cuối cùng là sụt cân.
Khoảng cách quá dài giữa hai cữ ăn cũng có thể dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón ở trẻ sơ sinh.
Một em bé cần được cho ăn trong vòng 30 phú sau khi thức dậy và khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn cho trẻ sơ sinh là từ 3-4 giờ.
Uống nước lọc trước bữa ăn
Điều này đúng trong trường hợp em bé đã hơn 6 tháng. Nếu trước khi ăn dặm, mẹ cho bé uống sữa thì sẽ dẫn đến việc thức ăn bị kém hấp thụ. Nước cũng tương tự như vậy, nếu bé được cho uống nước trước bữa ăn chính, bụng sẽ đầy lên và do đó giảm lượng thức ăn đưa vào.
Trong nhiều trường hợp, trẻ thậm chí còn bị nôn trớ nếu nhồi nhét thức ăn.
Nước chỉ nên cho trẻ sơ sinh uống vào cuối bữa ăn, cũng có thể cho con uống giữa các bữa ăn. Nhưng uống nước vào đầu các bữa ăn chính thì là nghiêm cấm.
Nhiễm giun
Giun trong ruột của bé ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu thấy con có khả năng bị nhiễm giun, mẹ nên đưa bé đi khám để có toa thuốc điều trị thích hợp. Diệt hết giun sẽ giúp bé tăng cân trở lại.
Yếu tố di truyền
ấp bé nhẹ cân cũng có thể là do di truyền. Mẹ nên cem có ai từ phía gia đình hai bên nội ngoại như bố, mẹ hay ông bà có vóc dáng gầy nhỏ thì trẻ cũng có thể sẽ như vậy.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất xơ
Mẹ nên tránh dùng quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ như mì ống nguyên hạt, gạo nâu, rau củ, khoai lang…vv khi chế biến thức ăn cho con. Các sợi chất xơ trong các thực phẩm này có thể lấp đầy bụng của trẻ trong một thời gian dài nhưng sau đó lại bị thải loại và khiến lượng thức ăn thực sự trẻ ăn được sẽ giảm.
Sụt cân sau cai sữa
Một số trẻ có thể sẽ bị giảm cân sau khi cai sữa. Do vậy mẹ cần bổ sung thâm nhiều thực phẩm cân bằng lại như sữa nguyên kem, nước, hoa quả, rau và ngũ cốc.
Gợi ý những tên gọi ở nhà cực dễ thương cho bé Những gợi ý dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều ý tưởng "độc đáo" về "nickname" ở nhà cho bé. |