Thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

07:00, Thứ ba 19/07/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bây giờ bé đã được 1 tuổi, thực đơn dinh dưỡng của bé cũng phong phú hơn. Nhưng thực đơn cho bé 1 tuổi là gì?

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Để bé có sự phát triển toàn diện, các mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để có sự phát triển toàn diện như vậy thì các mẹ cần lên một thực đơn dinh dưỡng cụ thể cho các bé. Vậy thực đơn của bé 1 tuổi gồm những gì, các mẹ hãy cùng xem nhé.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi gồm những gì?

Đến giai đoạn này, bé của các mẹ đã chính thức chấm dứt thời kỳ "phụ thuộc" vào sữa và nguồn dinh dưỡng của bé chính thức bây giờ là thực phẩm như cá, thịt, tôm, rau củ quả...

Theo ý kiến của các bác sĩ thì ở giai đoạn này, trọng lượng của bé ở độ tuổi này chủ yếu là do khối lượng xương và cơ, rất ít mỡ thừa. Vì vậy, ngay khi bé được 1 tuổi, mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ hợp lý như tăng cường canxi, chất béo, đạm vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ. Các mẹ nên chú ý bổ sung những nguồn dinh dưỡng cho bé:

+ Đảm bảo cho bé 3 bữa chính/ngày với cháo, súp, mì, cơm,…

+ Chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua,…

+ Chất béo: dầu ăn, mỡ động vật,…

+ Rau xanh, hoa quả: những loại rau có màu xanh thẫm và thay đổi các loại hoa quả,…

+ Sữa: theo ý kiến của các chuyên gia thì 1 ngày bé nên uống từ 600 - 800ml sữa/ngày (có thể từ sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai...)

Cũng theo đó, chỉ tiêu năng lượng hàng ngày của bé gồm:

+ 100 - 150g gạo

+ 100 - 120g chất đạm

+ 50-100g rau xanh

+ 30-140g dầu hoặc mỡ.

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng nghĩ khi bé ăn nhiều chất béo sẽ bị béo phì, vì nếu thiếu chất béo thì có thể dẫn tới việc kém hấp thu các vitamin A, D, E, K, vì các vitamin đó tan trong dầu, bởi vậy mà các mẹ nên chú ý lượng chất béo cho các bé.

Các mẹ bầu có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi theo bảng dưới đây:

Mô tả ảnh.
Thực đơn dinh dưỡng chi tiết cho bs 1 tuổi
Khi cho trẻ ăn, các mẹ cần lưu ý gì?

1. Đối với bé, 1 ngày cần đảm bảo 3 bữa ăn chính, xen kẽ là 3 - 4 cữ bú mẹ. Ngoài cháo và bột, có thể tập các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui. Trong mỗi chén cháo của bé cần có 4 nhóm thực phẩm sau:

+ 2-3 muỗng canh chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…)  băm nhuyễn

+ 2 muỗng rau lá hoặc củ (rau muống, rau dền, bí đỏ, cà rốt..) băm nhuyễn

+ 1-2 muỗng dầu ăn

+Thêm bột hoặc cháo cho đầy chén.

2. Các mẹ nên bổ sung những nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, sữa tươi và các chế phẩm sữa như phô mai vô cùng quan trọng cho sự phát triển đầu đời của bé.

3. Các mẹ hãy cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, đổi mới thường xuyên là rất cần thiết.

4. Các mẹ có thể bổ sung các món ăn phụ như sữa chua, bánh, kem, chuối, đu đủ, nho...cho bé tập ăn dần nữa nhé.

5. Không nên cho bé ăn vặt để tránh “ngang dạ” trước bữa ăn chính 1,5 – 2 tiếng để không làm bữa chính của bé mất ngon.

6. Nên tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn của bé.

7. Nếu trẻ ăn bột, cháo ít, hãy bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các món ăn nhẹ khác hoặc uống thêm sữa, thay vì ép ăn hết cháo.

Cách cho con bú đúng chuẩn mẹ cần học ngay
Cách cho con bú đúng chuẩn mẹ cần học ngay
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Với những người lần đầu làm mẹ, cho con bú có thể khiến bạn gặp đôi chút khó khăn và lúng túng lúc ban đầu.
Những loại hoa quả không nên ăn nhiều khi cho con bú
Những loại hoa quả không nên ăn nhiều khi cho con bú
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nếu đang cho con bú mà mẹ ăn nhiều loại quả này thì dễ gây hại hơn là tốt cho bé.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link