Thực đơn dinh dưỡng cho bé 5 tuổi

18:00, Thứ ba 19/07/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mới thế mà bé nhà bạn đã được 5 tuổi rồi nhé. Khi bé đã được 5 tuổi, các mẹ đã chuẩn bị gì trong thực đơn dinh dưỡng của bé?

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 5 tuổi

Đến khi bé được 5 tuổi, bé của bạn sẽ cần rất nhiều nguồn dinh dưỡng để có thể chuyển hóa thành năng lượng cho hoạt động cả ngày của bé. Vậy các mẹ đã có kế hoạch làm mới thực đơn dinh dưỡng cho bé khác với những giai đoạn trước hay chưa?

Thực đơn dinh dưỡng dành riêng cho bé 5 tuổi

Khi bé nhà bạn đã được 5 tuổi, thì nguồn dinh dưỡng mà bé cần hấp thụ sẽ nhiều hơn và phong phú hơn so với những giai đoạn trước. Do vậy mà trong bữa ăn của các bé, để có thể đảm bảo được dinh dưỡng thì các mẹ cũng nên chú ý 4 nhóm thực phẩm chính là: đường bột; béo; đạm; vitamin và khoáng chất ở trong thực đơn của bé nhé.

Sắt

Sắt là một trong những nguồn dưỡng chất rất quan trọng đối với bé, nhất là với giai đoạn bé đang phát triển. Bởi sắt là một loại khoáng chất giúp bảo vệ tế bào hồng cầu, máu huyết lưu thông, mang ôxy đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động một cách mạnh mẽ nhất. Theo các bác sĩ thì nếu bé thì sẽ là nguy cơ hàng đầu của trẻ, làm trẻ mau mệt, hay buồn ngủ.

Các mẹ có thể tìm thấy chất sắt từ: động vật như huyết, gan, thịt, cá, tôm, tép, ngũ cốc, đậu các loại...; các loại thức ăn thực vật như đậu đỗ, rau lá xanh…; hay vitamin C trong rau xanh và hoa quả giúp hấp thu tốt sắt trong thức ăn.

Canxi

Dù bé cần hấp thu nhiều nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên, một trong những chất bé không thể thiếu đó chính là canxi, bởi trong giai đoạn này, xương và răng của trẻ luôn trong giai đoạn phát triển, cần chất dinh dưỡng nên buộc phải có canxi để bổ sung cho răng và xương chắc khỏe.

Mô tả ảnh.
Khi bé được 5 tuổi, bé cần hấp thụ những nguồn dinh dưỡng gì?

Các mẹ có thể cung cấp canxi cho bé các sản phẩm từ sữa, bơ, yaourt, nước cam, rau xanh, sản phẩm đậu nành, cá cả xương, tôm tép, cua, đậu mè, tàu hũ, rau xanh đậm.... Và các mẹ cũng nên cho bé uống khoảng 500-600ml sữa (từ 1 đến 2 ly sữa) mỗi ngày để cung cấp đủ lượng calcium cho bé.

Chất xơ

Chất xơ luôn là một chất rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của bé. Bởi bé cần chất này để bảo vệ đường ruột, đồng thời ngăn chặn các chứng bệnh về ruột và cả bệnh tiểu đường.

Chất xơ dễ dàng tìm thấy trong ngũ cốc, yến mạch, các loại rau và trái cây...

Vitamin A

Vitamin A giúp tăng cường thị lực cho bé, để bé có thể thích ứng được với môi trường ngoài nắng và cả trong bóng tối. Ngoài ra, vitamin A còn có chức năng tăng cường các tế bào miễn nhiễm chống vi khuẩn xâm nhập, do vậy mà khi bé được 5 tuổi thì việc bổ sung vitamin A cho bé là rất cần thiết.

Vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống được sự oxy hóa và tăng cường sức khỏe cho các mô, mạch máu. Hơn nữa, chất này còn tăng khả năng miễn dịch, chống lại các căn bệnh thường gặp như cảm, cúm.

Các mẹ có thể cung cấp vitamin C cho bé từ các loại trái cây có vị chua như xoài, cam, chanh, dâu, quýt... Bạn có thể pha cho bé 1 cốc nước cam sau khi bé vừa tập thể dục hoặc vui chơi đùa nghịch cùng bạn bè. Vì khi đó lượng mồ hôi đã bị thoát ra ngoài nhiều, bé sẽ khát nước, nên cần bổ sung lượng nước thích hợp.

Folate

Ngoài vitamin a, vitamin C thì Folate là một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Nguồn cung cấp: ngũ cốc, rau xanh và đậu các loại. Bữa ăn sáng với bột ngũ cốc là một con đường tốt để tăng cường folate.

Mẹ nên hạn chế cho bé ăn gì?

+ Nếu bé được cung cấp quá lượng năng lượng cần thiết sẽ dễ dẫn đến bị thừa cân hoặc béo phì. Do vậy, đối với những bé có dấu hiệu hoặc đang ở trong tình trạng thừa cân, béo phì, cần tránh các loại thực phẩm chế biến với dầu; các loại bánh, kẹo, nước ngọt, kem... vì chúng chứa nhiều calories, chất béo, đường nhưng ít vitamin và khoáng chất, làm chậm quá trình phân hóa.

+ Các mẹ cũng đừng cho bé ăn những sản phẩm quá nhiều đường bởi đây là nguyên nhân chính gây hư răng cho bé. Trong bữa ăn, thích hợp nhất là uống nước hoặc sữa. Tốt nhất, các mẹ hãy hướng dẫn bé đánh răng hoặc súc miệng ngay sau khi ăn nhé.

Đối với thực đơn của bé, mẹ nên lưu ý gì?

 -Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thịt nạc, các sản phẩm làm từ sữa ít béo hoặc tách bơ.

- Hãy sử dụng các loại dầu thực vật nhiều hơn là mỡ động vật (trừ mỡ cá).

- Mẹ bầu cũng nên hạn chế bớt lượng đường và các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, các loại trái cây quá ngọt…

- Các mẹ nên bổ sung vitamin và muối khoáng cho trẻ, vì tốc độ sinh trưởng ở tuổi này rất nhanh, sự trao đổi chất mạnh mẽ, nhu cầu vitamin và muối kháng tương đối cao, đa số các lượng và các loại gần bằng người lớn, thậm chí có loại còn cao hơn. Trong đó vitamin A, B, C có ý nghĩa quan trọng.

- Mẹ hãy đảm bảo đủ nước cho bé: Cơ thể của trẻ nhỏ cần nhiều nên mẹ hãy khuyến khích bé uống nhiều nước.

- Nếu bé cảm thấy ngon miệng và muốn ăn nhiều hơn, hãy đáp ứng như cầu của bé. Tuy nhiên, đối với các mẹ có khả năng béo phì thì các mẹ mới cần hạn chế số lượng thức ăn, điều chỉnh cho phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ thôi nhé.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bé yêu đã được 7 tháng rồi nhé. Giờ đây các mẹ nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của bé những món ăn “hảo hạng” cho bé yêu nhé.
Tầm quan trọng của một chiếc tã tốt
Tầm quan trọng của một chiếc tã tốt
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dành 16-18 giờ mỗi ngày cho việc ngủ, trẻ sơ sinh chỉ thức dậy khi đói, tã ướt hoặc bẩn, tiếng ồn, ánh sáng quá mức… Mẹ có thể điều chỉnh những..
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link