Tips tránh ngộ độc ngày tết

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Một trong những tai nạn ngày tết mà mọi người hay gặp phải là ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai nếu ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chế biến không đúng cách. Sau đây là các bí kíp giúp bạn tránh bị ngộ độc trong ngày tết.

1. Nấu thức ăn thật kỹ: Để thức ăn không bị sống, bạn nên đảm bảo nấu các món ăn ở nhiệt độ nhất định. 

2. Để riêng biệt rau tươi và thịt sống khi chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ ngăn ngừa lây nhiễm chéo cho các thực phẩm khi sơ chế.

Một chiếc thớt dùng để thái thịt sống, sau đó rửa đi, dùng nó vào thái thịt chín luôn. Đây là thói quen phổ biến của rất nhiều gia đình. Cần phải có 2 chiếc thớt riêng, 2 chiếc dao riêng, chuyên sử dụng cho đồ sống và chín.

Những vi khuẩn trong thức ăn sống vẫn có thể bám trên dụng cụ chế biến ngay cả khi bạn đã rửa sạch. Và có thể, đó là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ngay tại gia đình. Còn một lưu ý nhỏ nữa, bạn không nên chế biến đồ ăn dưới nền đất hay sàn nhà. Đó là một kho vi khuẩn có thể gây hại cho đồ ăn của bạn.

3. Rửa tất cả các loại rau sạch sẽ trước khi sử dụng bởi vì các loại côn trùng nhỏ thường trú ngụ nhiều trong các loại rau xanh. 

ngộ độc

4. Chú ý hạn sử dụng của các loại thực phẩm hộp: Sữa chua, sữa uống đóng hộp, xúc xích, nem đông lạnh… là những loại thực phẩm hay bị bỏ qua hạn sử dụng. Hãy kiểm tra tủ lạnh và loại bỏ chúng, vì bé yêu của bạn có thể lấy ăn mà không hề chú ý. Đồ ăn quá hạn xuất hiện vi khuẩn nấm mốc, dễ gây đau bụng, hay thậm chí ngộ độc.

5. Tất cả các loại thực phẩm cần phải được giữ lạnh ngay từ khi bạn mua chúng từ các cửa hàng tạp hóa về nhà.

6. Giữ cho nhà bếp sạch sẽ bằng cách lau chùi sạch sẽ bằng dấm hoặc bằng những hóa chất mạnh.

7. Luôn rửa tay khi nấu ăn và trước khi ăn:  Đây có thể là điều rất quen thuộc nhưng vẫn luôn là điều bị nhiều người quên nhất. Thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn nhằm loại bỏ các vi khuẩn có thể theo bạn vào bữa cơm. Ngoài ra, trong lúc chế biến, giữa thực phẩm sống, chín, các bà nội trợ cũng nên rửa tay với xà phòng, để đảm bảo vệ sinh.

rửa tay

8. Hâm nóng lại thức ăn thừa triệt để, đặc biệt là bất kỳ loại thực phẩm như  thịt bò, thịt gia cầm.

9. Tránh uống các loại nước ép trái cây, nhất là nước trái cây được tiệt trùng bằng cách kiểm tra các nhãn mác nhằm đảm bảo chúng không hết hạn sử dụng.

10. Hãy cẩn thận khi măm những món ăn như sushi và bít tết vì chúng có chứa thịt sống, dễ gây ngộ độc.

11. Không ăn động vật sống có vỏ như trai, sò, hến, tiết canh: Các loại gỏi, tiết canh, các loại thịt, trứng trần tái, đều nên được hạn chế. Trong tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều biến động, dịch cúm A H5N1 có nguy cơ quay lại, thì bạn hãy thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khoẻ.

12. Tránh ăn uống ở những nhà hàng nhìn bẩn mắt bởi vì nơi đó có thể không đảm bảo được những tiêu chí vệ sinh thực phẩm cần thiết và điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

13. Không nên ăn bất kỳ loại bột có chứa trứng sống ngay cả khi bạn đang làm các loại bánh ngọt. 

14. Lau rửa sạch thớt gỗ hoặc nhựa sau khi thái thức ăn bằng dung dịch thuốc tẩy không mùi. Ngoài ra, sau khi rửa sạch thớt, bạn nên để chúng tự khô hoàn toàn, tránh để thớt bị ẩm vì chúng có thể chứa vi trùng.  

15. Tránh để lại thức ăn thừa trong thời gian dài hơn 1 giờ sau bữa ăn bởi vì vi khuẩn có xu hướng phát triển mạnh trong điều kiện thức ăn không quá lạnh hoặc quá nóng. Vì vậy, để thịt gà nướng sau 4 giờ là môi trường sẽ cho phép vi khuẩn bắt đầu tăng trưởng.

16. Không để vật nuôi nhà bạn liếm láp thức ăn trừ khi bạn có ý định không ăn chúng nữa. Nếu bạn để cho chó, mèo liếm vào đĩa thức ăn, hãy chắc chắn để chúng ăn hết đĩa thức ăn này luôn nhằm tránh vi khuẩn lây lan.  

17. Luôn để nhiệt độ tủ lạnh ở 4°C, điều này sẽ ngăn chặn các vi khuẩn phát triển. Bởi vì những vi khuẩn có thể tồn tại và tăng trưởng ở nhiệt độ tủ lạnh đặt dưới 10°C.

Lưu ý:

Thực hành theo những biện pháp trên đây sẽ đảm bảo bạn không bao giờ bị ngộ độc thực phẩm ghé thăm. Nhưng nếu bạn có những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức vì các triệu chứng ngộ độc có thể trở nên rất nặng nề và nhanh chóng nếu các biện pháp không được điều trị đúng cách.

Các triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiêu chảy kèm theo hiện tượng có máu trong phân, đau đầu, cứng cổ, sốt kéo dài hơn một ngày, nhịp tim đập nhanh, chóng mặt, cơ thể yếu ớt, ngứa ran, hoặc tiêu chảy kéo dài hơn vài ngày, bạn cũng cần phải cấp cứu ngay lập tức. 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn