Bát hương tự nhiên bốc cháy
Về khoa học với nhiều người, bát hương bốc cháy đơn giản là do ai đó thắp hương chưa dập tắt hết lửa nên bắt lửa sang các que hương khác và làm búng cháy lên. Chân nhang được làm từ vật liệu khô, nên dễ cháy, do đó chỉ cần còn tàn lửa hoặc quên không dập hết lửa ở que nhang nào nó cũng sẽ dẫn tới việc bát hương bị cháy khi tàn lửa rơi xuống. Nếu thời tiết hanh khô thì càng khiến hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
Nhưng với nhiều người theo trường phái duy tâm, thì hiện tượng này gắn với vấn đề tâm linh. Bát hương đột nhiên bốc cháy là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Người ta tin rằng đây là điềm báo xui xẻo, cảnh báo gia chủ trong thời gian tới sẽ gặp biến cố, cần hết sức cẩn trọng trong mọi công việc.
Bát hương bị đặt chông chênh
Bát hương được coi là vật linh thiêng nên luôn phải để cố định. Dù bàn thờ có nhỏ cũng phải thiết kế để đủ 3 bát hương. Bát hương to nhất sẽ để thờ thổ công, Táo quân... và 2 bát bên cạnh thờ ông bà tổ tiên của gia đình. Đặc biệt, trên bàn thờ luôn phải để đèn dầu hoặc nến để thể hiện chốn linh thiêng. Nhưng điều quan trong nhất vẫn phải để bát hương cố định, không được đặt chông chênh về bên phải hay bên trái.
Bát hương xê dịch
Trong quan niệm thờ cúng tâm linh người việt, bát hương là hiện thân hóa của thần linh, tổ tiên, là nơi Thần, Phật, Tổ tiên cư ngụ, theo dõi, nhắc nhở, bảo ban con cháu. Chính vì vậy khi dịch chuyển bát hương sẽ gây “Động” đến thần, phật, tổ tiên. Điều này sẽ mang đến những hệ lụy không tốt cho gia đình và những người trong dòng tộc…
Với nguyên tắc “bất di bất dịch”, quý gia chủ không nên tự ý xê dịch bát hương khi chưa xin phép để tránh phạm kỵ đến “chủ nhà” là thần linh, tổ tiên, ông bà. Theo phong thủy, bát hương bị dịch chuyển sẽ mang tới tai họa cho gia đình.
Thông thường, bát hương xê dịch do lau dọn. Một trong các phong tục của người Việt là dọn dẹp bàn thờ đón Tết vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Đôi khi trong lúc lau dọn, bất cẩn làm va chạm, xê dịch bát hương khỏi vị trí ban đầu. Cho nên, vô tình gia chủ lại phạm vào đại kỵ thờ cúng.
Ngoài ra có trường hợp này rất hy hữu đến từ ngoại cảnh chính là gió lớn, động vật chạy nhảy, đồ vật rơi trúng…gây xê dịch thậm chí gây rơi đổ tro trong bát hương.
Vì vậy gia chủ hãy luôn nhớ, luôn luôn xin phép, cúng bái thần linh, gia tiên trước khi thay đổi bất cứ vật gì trên bàn thờ linh thiêng để tránh phạm vào đại kỵ. Để hạn chế việc bát hương bị xê dịch, gia chủ có thể bao sái bát hương lại, việc cố định này sẽ giúp bát hương tránh bị tác động và bất di bất dịch.
Trong bát hương có cát
Nhiều người không biết thường hay lấy cát bỏ vào bát hương để dễ cắm nhang nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Nếu chọn cát bỏ vào bát hương bạn sẽ khó tránh được những tai ương, họa ập đến bên mình và gia đình. Theo phong thủy quan niệm cát là thứ bụi bặm, ô uế không nên đặt ở nơi linh thiêng. Làm vậy sẽ ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ. Tốt nhất gia chủ nên lấy tro đun bếp được đun bằng rơm bỏ vào trong đó, có như vậy thì tài lộc mới đầy nhà, vui vẻ hạnh phúc.
Cần bao nhiêu bát hương trên bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên thường có ít nhất hai bát hương. Một bát hương thờ thần linh, một bát hương thờ gia tiên. Cũng có gia đình chỉ để một bát hương do gia chủ quyết định thờ chung. Có nhà lại thờ đến 4 bát hương, tách riêng bát hương cho Tổ cô và bát hương ông Mãnh.
Theo quan niệm dân gian lâu đời, trường hợp gặp nhiều nhất là ba bát hương. Bát hương thờ Tổ cô - ông Mãnh đặt bên trái, bát hương thổ công thần linh ở giữa và bát hương gia tiên ở bên phải.
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo