Tổ tiên dặn dò: Muốn gia tộc hưng thịnh quá 3 đời, nhất định phải làm 2 việc này

( PHUNUTODAY ) - Làm thế nào để gia tộc hưng thịnh kéo dài hàng trăm năm? Hãy ghi nhớ và thực hiện tốt những điều sau đây.

Câu chuyện Từ Miễn muốn để tiếng thơm cho con cháu

Thời nhà Lương có người tên Từ Miễn làm quan Trung thư lệnh và ông nổi tiếng là người nghiêm khắc với bản thân. Trong mọi việc ông tiến hành thì đều chỉn chu, cẩn thận, lối sống đơn giản, tiết kiệm, khiêm tốn.

Không giống như các quan tham khác luôn muốn vơ vét, thu lợi về mình, ông Từ Miễn lại ngược lại. Ông không thích sống trong nhung lụa vì thường phân chia bổng lộc của mình có được cho người thân, bạn bè và những người dân nghèo khổ.

Nhiều bạn bè thấy vậy liền tỏ ra lo lắng và khuyên Từ Miễn nên dành dụm, thu vén thêm tài sản cho mình để sau này còn có của ăn, của để, còn để lại cho đời con cháu sau này.

Nghe những điều này, ông mỉm cười: "Mọi người hay để lại tiền của cho con cháu của mình, còn tôi để lại cái khác: Đó là tiếng thơm cho chúng.

Các con, các cháu nếu có đủ đức đủ tài, chúng tự nhiên có thể sáng lập nên gia nghiệp. Còn nếu chúng không có tài đức thì tôi có để lại tài sản cũng chẳng để làm gì vì tất cả rổi sẽ tiêu tan”.

Từ Miễn cũng có cách giáo dục con cái thật nghiêm khắc, ông dạy cho con biết coi trọng đạo đức hành thiện một cách cẩn thận. Ông từng viết thư nhắc nhở con trai tên là Từ Tung:

“Gia thế nhà ta rất thanh liêm, cho nên cuộc sống thường ngày có kham khổ. Đến cả việc mua sắm sản nghiệp, từ trước tới nay chưa hề đề cập đến, chứ không chỉ là không kinh doanh mà thôi.

Mặc dù ta không có tài cán gì, nhưng có tâm nguyện, vui mừng được tuân theo lời giáo huấn này của cổ nhân, không dám bỏ dở nửa chừng. Từ lúc ta có được quyền cao chức trọng tới nay đã gần 30 năm, có một số môn khách và bằng hữu đều cực lực khuyên ta hãy thừa dịp khi có chức có quyền mà tùy cơ hành sự, mua sắm ruộng vườn để lại cho các ngươi, ta đều cự tuyệt không chấp thuận.

Bởi vì ta cho rằng chỉ có để lại thứ quý giá nhất là sự thanh bạch cho đời sau, mới có thể khiến con cháu được hưởng phúc vô cùng”.

Con cái của Từ Miễn về sau đều trở thành những người tài đức nổi tiếng xa gần.

5

Muốn gia tộc hưng thịnh không được quên 2 điều này

Qua câu chuyện trên có thể thấy để có được tiếng thơm cho muôn đời sau thì chính bản thân của Từ Miễn phải nghiêm khắc với chính mình và với cả việc dạy dỗ bậc con cháu. Ông không muốn để lại tiền bạc vì tin rằng với người có năng lực sẽ tự kiếm được tiền về cho mình.

Và đây là 2 điều quan trọng nhất mà người xưa thường truyền cho nhau kinh nghiệm trong việc xây dựng gia tộc hưng thịnh:

Nuôi dưỡng sự lương thiện

Làm cha làm mẹ, ai cũng muốn mang những gì tốt đẹp nhất mà để lại cho con cái và trong tâm trí cũng như thói quen của nhiều người Việt đó là dành dụm tiền bạc để cho con có cuộc sống no đủ về sau.

Nhiều người lại cố gắng cưng chiều con cái vì cho rằng chúng cần cuộc sống no đủ mà trước đây mình không có được. Những đứa trẻ này cũng vì vậy mà nghiễm nhiên trở thành những cậu ấm cô chiêu suốt ngày chỉ biết đòi hỏi.

Việc giúp con quá sức như thế không cần thiết vì họ đã tạo ra tiền lệ xấu, chính là đang vô tình biến con cái trở thành những kẻ vô dụng, trở thành một thế hệ chỉ biết ỷ lại và cúi đầu.

Thế nhưng chỉ tiền bạc thôi thì chỉ ăn mà không làm thì cả núi tiền cũng bị lở và sẽ có lúc chẳng còn gì. Vậy nên trao cho con điều gì để giá trị đó còn mãi về sau, có thể truyền qua đời này đến đời khác?

Đó là dạy con tích đức hành thiện, đó mới là giá trị tốt đẹp lâu dài mà ai ai cũng cần phải duy trì. Dạy con có đạo đức còn quan trọng hơn cả việc có tài.

Có câu: “Người hành thiện, phúc tuy chưa tới nhưng họa đã tránh xa”. Cầu Thần bái Phật mỗi ngày cũng không thể bằng nuôi dưỡng sự thiện lương trong tâm hồn chúng ta.

Học cách Đức Phật dạy con chúng ta càng nhận ra lương thiện chính là điểm mấu chốt, nếu một người không thể gìn giữ thiện lương trong lòng mà hành ác thì tai họa sẽ theo đó mà đổ xuống, gia tộc đó không còn có thể hưng thịnh được nữa.

Nuôi dưỡng lòng ham học

Muốn dạy con có tài thì chỉ thông qua việc học tập, dùi mài kinh sử. Câu nói của người xưa: “Để lại cả thúng vàng lại cho con cháu, không bằng dạy cho chúng học một cuốn kinh thư”, cho thấy việc họ đề cao việc đọc sách, học hành đến mức nào.

Có thể thấy, muốn gia tộc hưng thịch thì việc nuôi dưỡng trí tuệ bằng việc chăm đọc sách và học hỏi là hết sức quan trọng. Qua cách mẹ Khổng Tử dạy con cũng có thể thấy bà xem trọng việc học hành của trẻ tới mức thường xuyên chuyển nhà để con có được môi trường phù hợp.

3

Trong cuốn “Dữ Trung Xá Thư” của Phạm Trọng Yêm gửi người nhà, ông từng nói về vấn đề giáo dục con cháu như sau:

“Một là: Đôn đốc con cái học hành, chăm học khổ luyện, không để chúng sống mà không có mục đích và phương hướng rõ ràng.

Hai là: Phải để con cháu hiểu rằng, chỉ có học hành thì mới có thể bồi dưỡng tài năng, tương lai mới có thành tựu”.

Kiến thức của nhân loại đã được lưu lại trong sách vở, chỉ có đọc sách mới có thể rút ngắn con đường khám phá thế giới này vì đó là cách tuyệt vời để ta có thể mở mang tầm mắt trong thời gian ngắn nhất.

Nếu không đọc sách, ta như kẻ vô hồn, rỗng tuếch vì cái gì cũng không hay, không biết, sống không mục tiêu trong cuộc đời này. Đó là cuộc đời vô nghĩa, trong khi chúng ta cần sống chứ không phải chỉ để tồn tại.

Chuyện kể lại rằng ngày xưa có vị đại thần Lưu Tán thành danh là nhờ sự dạy dỗ của bố ông: Lưu Tần. Khi con đến tuổi đi học, Lưu Tần đã dạy con học các sách cổ như Thi Kinh, Thượng Thư.

Để khích lệ con trai, mỗi lần ăn cơm, Lưu Tần một mình ăn thịt và luôn chuẩn bị một vài món rau cho con trai ăn. Ông nói với con trai rằng: “Món thịt là bổng lộc triều đình ban cho cha, là do tự bản thân cha kiếm được. Nếu như con cũng muốn ăn thịt thì cần phải chuyên cần học tập, như vậy sau này nhất định cũng có thể tự mình kiếm được bổng lộc, lúc đó con sẽ có thịt để ăn. Bổng lộc của cha không phải là thứ mà con nên thừa hưởng”.

Nhờ phương pháp giáo dục này của cha, Lưu Tán đã rất chuyên cần học tập, hơn 20 tuổi ông nổi tiếng nhờ tài văn chương. Năm hơn 30 tuổi ông đã thi đậu tiến sĩ.

Theo:  xevathethao.vn copy link