Lời người xưa theo thời gian có thể còn đúng có thể lệch đi, có thể không còn phù hợp. Nhưng có một câu người xưa nói Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ thì đến ngay nay vẫn còn đúng.
Theo văn hóa phong tục Việt Nam cuối năm là lúc chúng ta sửa lại nhà cửa, tảo mộ, tân trang mồ mả tổ tiên để thể hiện tôn kính, đón rước tân niên. Nên câu này của người xưa càng phải nhớ để tránh phạm đại kỵ mà nhà cửa tiêu tán gia đình bất hòa, tan nát, làm ăn lụi bại.
Vì sao nghèo thì không sửa cửa là gì?
Quan niệm phong thủy cửa nhà là nơi đón rước tài lộc, nơi Thần tài ghé qua. Người xưa cho rằng cửa chính là bộ mặt của gia chủ. Cửa nhà thể hiện sự phú quý giàu sang. Nhà quyền quý cửa đẹp vững chãi, luôn đóng và có bảo vệ. Nhà nghèo cửa lỏng lẻo tềnh toàng thậm chí kẽo kẹt, cong vênh.
Phong thủy cho rằng nơi cánh cửa thể hiện sự giàu sang và đón rước tài lộc nên nhiều người mong sửa lại cửa sẽ đổi mới bộ mặt cho ngôi nhà để cầu mong thu hút tài lộc, đổi vận làm ăn, để thể hiện với đời về nhà mình. Nhiều người cho rằng sửa cửa hoành tráng hơn sẽ làm uy nghi ngôi nhà tăng lên, lấy đẹp sang với thiên hạ và sẽ mang lại may mắn nên đầu tư vào cánh cửa để bộ mặt trở nên hoành tráng hơn. Thế nhưng người xưa dạy nghèo mà muốn đổi vận thì không phải dựa vào sửa cửa. Bởi đã nghèo lại còn đầu tư vào cánh cửa thì chỉ nghèo hoàn nghèo. Muốn đổi vận phải đổi cốt cách bên trong. Phong thủy nói tướng tại tâm sinh, tâm tướng hơn hình hướng đó là về con người, còn ngôi nhà cũng vậy nếu cửa đẹp mà trong nhà lại xấu, phạm đủ điều đại kỵ thì cũng không ích gì, chỉ là phù hoa.
Bởi thế người xưa khuyên chúng ta đừng đổ tiền vào sửa cửa mong đổi vận vì đã nghèo còn làm thế chỉ thêm gánh nặng, và chỉ là phù du. Hơn nữa cánh cửa là nơi thiêng liêng, không thể tùy ý động vào sửa chữa gây phạm phong thủy. Sửa cửa không khéo còn gây thêm họa cho gia đình. Mong muốn đổi được vận giàu sang thì xem lại cửa nhà, chu toàn và đặc biệt chăm chỉ làm ăn, tích phước đức và học hỏi nhiều hơn, nâng cấp bản thân và gia đình.
Chính vì thế dịp cuối năm khi bạn chuẩn bị dọn dẹp sửa cửa nhà nên nhớ lau dọn sạch đẹp là quan trọng, và sửa tâm mình là chính, chớ có tùy tiện đụng vào cánh cửa.
Vì sao giàu thì không dời mộ?
Âm phần rất quan trọng trong phong thủy. Theo quan niệm dân gian xưa thì con cháu được hưởng lộc tổ tiên. Âm phần yên ổn bình yên gia tiên phù hộ thì con cháu làm ăn phát tài. Nếu gia đình đang thịnh, giàu có rồi thì chứng tỏ mộ phần tổ tiên đang yên ả, đừng có động vào. Cõi âm cần yên tĩnh. Nhiều người giàu có muốn dời mộ tổ tiên thể hiện uy quyền với xóm làng, thể hiện mình hiếu thuận, chu đáo nhưng không hiểu rằng nếu mộ tổ tiên đang yên mà động vào là phạm phong thủy động long mạch. Phần âm không yên thì con cháu khó bề phát đạt.
Đối với âm trạch, động vào mồ mả rất cần chú ý vì cẩn thận sẽ làm mất lộc, mất phước, con cháu ốm đau làm ăn thất bát.
Bởi thế càng làm ăn phát đạt rồi thì càng không nên dời mộ, cứ để mộ phần yên, nơi đó đã đủ đất đẹp long mạch tốt, kể cả mộ nhỏ. Vì thế để thể hiện lòng với tổ tiên hãy tới dọn dẹp lau dọn, cung kính, và hồi hướng công đức tổ tiên bằng việc làm nhân thế tốt hơn như từ thiện giúp người, mang công đức tổ tiên đi làm chùa, xây bệnh viện trường học, cứu giúp người khó khăn... để tạo thêm phúc đức ở dương phần.
Nhiều người cho rằng sửa mộ tổ tiên xây to lên để thể hiện với người khác nhưng đó là lại sự sỹ diện huênh hoang mà tổ tiên không ưng. Làm người phải biết khiêm tốn. Đặc biệt với âm phần không phải là động vào rồi khoe khoang bằng hình tướng bên ngoài, mà phải quan trọng long mạch, địa lý vị trí tổ tiên nằm. Tự ý động vào mồ mả là phạm vào đại kỵ lớn!
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo chiêm nghiệm