Chỉ số thông minh của trẻ thường bộc lộ từ rất sớm. Trẻ từ 0 - 1 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não đầu tiên và có sự phát triển vượt bậc.
Do đó, không cần phải đợi con lớn lên, ngay từ nhỏ có thể phỏng đoán phần nào trí thông minh của trẻ thông qua các hành vi sau đây.
Những dấu hiệu trước 1 tuổi, cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao
Trong quá trình nuôi dưỡng, nếu trẻ có một số biểu hiện sau đây cho thấy não bộ đang phát triển tốt.
Các ngón tay linh hoạt
Ngón tay là nơi tập trung các dây thần kinh nhận nhiều phản hồi xúc giác, trẻ mới chào đời với những ngón tay rất linh hoạt, điều đó có nghĩa là bé sở hữu chỉ số IQ cao, bởi chứng tỏ vỏ não của trẻ rất phát triển.
Theo khoa học, ngón tay của trẻ sơ sinh là cầu nối để chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Khi trẻ bắt đầu nắm lấy những thứ bên ngoài đó chính là sự bắt đầu tò mò của trẻ.
Thông thường, từ khi sinh ra, trẻ đã biết cầm nắm. Tuy nhiên, đây chỉ là hành động bản năng, tới khoảng 3 tháng tuổi, trẻ mới có ý thức về đối tượng cầm nắm.
Những trẻ biết cầm nắm đồ vật và điều khiển ngón tay theo ý mình, chỉ tay bằng ngón trỏ, cầm vật nhỏ bằng ngón trỏ và ngón cái sớm chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ tương đối cao.
Đồng thời cho thấy, tốc độ phát triển của bé đã vượt trội hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, và tự nhiên trẻ thông minh hơn.
Thích trò chuyện
Một số bé có thể hóng chuyện và bắt đầu ê a khi thấy người lớn trò chuyện. Đây là một biểu hiện cho thấy em bé thông minh.
Những em bé thông minh thường có khả năng bắt chước rất nhanh và sớm hiểu được lời nói của người lớn. Bé có thể tiếp thu vốn từ nhanh nếu mẹ thường xuyên đọc sách và trò chuyện với con.
Khi được 1 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của bé bắt đầu được cải thiện đáng kể, trẻ có thể đáp lại những chỉ dẫn đơn giản của người lớn và tương tác nhiệt tình với các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, khi trẻ đến một độ tuổi nhất định về kỹ năng hành động và giao tiếp, trẻ sẽ trở nên nói nhiều hơn, thường nói những điều cha mẹ không hiểu.
Dấu hiệu này có thể cho thấy khả năng biểu đạt tương đối phong phú, trẻ có ý kiến riêng về mọi việc và có thể diễn đạt, chỉ cần học một chút là có thể hiểu ngay.
Đôi mắt sáng
Khi mới lọt lòng, hầu hết thị giác của trẻ sơ sinh còn chưa nhạy bén, tuy nhiên nếu mẹ quan sát thấy trẻ tập trung dùng mắt để quan sát thế giới bên ngoài càng sớm thì khả năng phát triển trí não và nhận thức của bé càng tốt.
Tri giác là hình thức xuất hiện sớm nhất trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh, và thị giác là một phần quan trọng của tri giác. Được sống trong môi trường kích thích thị giác phù hợp từ nhỏ sẽ tạo nền tảng tốt cho sự phát triển tri giác và nhận thức của trẻ về sau.
Một số trẻ thích nhìn mọi thứ, đặc biệt là sách hoặc những thứ có màu sắc tươi sáng, chẳng hạn như quả bóng màu đỏ hoặc biểu đồ thanh đen trắng.
Phản ứng nhanh với âm thanh
Nếu như mẹ thấy trẻ có phản ứng nhanh với những thay đổi trong cuộc sống như âm thanh, hay nhiệt độ của phòng là dấu hiệu trẻ thông mình và nhạy cảm.
Ngoài ra, khi mẹ vui chơi với con nếu bé có phản xạ nhanh bằng ánh mắt, hoặc hành động thì cho thấy não của trí não trẻ hoạt đông khá tốt và phản ứng nhanh.
Trên thực tế, chỉ số IQ không những liên quan gì đến di truyền mà còn liên quan đến cách giáo dục của cha mẹ với trẻ.
Để giúp trẻ thúc đẩy sự phát triển trí não tối đa, cha mẹ cần làm gì?
Một đứa trẻ thông minh hay không, ngoại trừ yếu tố bẩm sinh thì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự giáo dục, nuôi dưỡng của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp giáo dục sớm.
Rèn luyện kỹ năng vận động tay cho bé
Bàn tay được coi là bộ não thứ hai của trẻ, vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ hãy cho bàn tay bé được thực hành các chức năng của mình, bằng cách mua đồ chơi giúp bé rèn luyện đôi tay như đồ chơi xếp hình, lắp ráp... Kiểu đồ chơi này không những giúp cha mẹ kiểm tra khả năng linh hoạt của đôi tay bé mà còn cho phép bàn tay phối hợp với trí não suy nghĩ và hành động.
Ở giai đoạn sơ sinh, nếu trẻ có thể cầm nắm các đồ vật tốt, linh động, não trái của bé sẽ phát triển hơn và IQ của bé sẽ cao hơn trong tương lai.
Đến một độ tuổi nhất định, hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ thích vẽ bậy, vẽ lên tường. Cha mẹ không nên kìm hãm sở thích này của trẻ bởi chính việc vẽ bậy giúp trẻ phát huy hết khả năng của trí tượng tượng, đồng thời để trẻ thể hiện bức tranh trong tâm trí trẻ thông qua những ngón tay.
Luôn đồng hành cùng con
Theo chuyên gia, trẻ trước 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ xây dựng cảm giác an toàn. Trong năm đầu đời, nếu trẻ nhận được đầy đủ sự quan tâm, chăm sóc ấy chính là nền tảng để trẻ có được cảm giác an toàn và phát triển tốt hơn.
Cha mẹ hãy cho trẻ ra ngoài và tương tác hiệu quả, thường xuyên với trẻ vừa nâng cao sự hiểu biết mà còn giúp trẻ phát triển nhân cách lành mạnh, xây dựng sự tự tin cùng chỗ dựa vững chắc.
Ngoài ra, việc dành thời gian cho con là lúc kết nối sâu sắc nhất mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Làm gương cho con
Trong gia đình, cha mẹ là người mà trẻ gần gũi, có tình cảm nhiều nhất, hơn nữa cơ chế học tập của trẻ chủ yếu là bắt chước hành động của cha mẹ và những người lớn trong gia đình, do đó việc làm gương cho con trẻ là hết sức cần thiết.
Đồng thời, lời nói và việc làm của cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, tính cách của trẻ. Trở thành 1 tấm gương tích cực cho con là cha mẹ đang giúp con mình hình thành thói quen tốt, nhanh chóng nâng tầm trí tuệ.