Trẻ nhỏ mấy tuổi thì bắt đầu cho đi học múa?

( PHUNUTODAY ) - Đối với các bé gái, việc học múa sớm sẽ cho con có một cơ thể dẻo dai. Vậy khi nào thì con bắt đầu có thể đi học múa? Khi cho con đi học múa thì cần có những lưu ý gì?

Mấy tuồi thì trẻ học nên đi học múa?

Thời điểm vàng cho bé học múa bắt đầu từ 4 tuổi trở đi. Các ông bố bà mẹ nắm rõ nhé, nên cho bé học múa từ lúc 4 tuổi. Bởi:

+ Vào thời điểm 4 tuổi trở đi, cơ thể bé đã hoàn thiện về tất cả, cấu trúc xương bắt đầu chắc chắn, bé chủ động được việc điều khiển cơ thể và hơn thế nữa là khả năng tập trung lâu hơn, biết lắng nghe sự chỉ dẫn của thầy cô.

9.tre-nho-den-may-tuoi-thi-bat-dau-di-mua-2-phunutoday.vn

 

+ Đây cũng là thời điểm vừa kịp lúc bé làm quen với 1 môn nghệ thuật chuyển động cơ thế giúp rèn luyện sự dẻo dai và khả năng biến đổi ngôn ngữ cơ thể. Như vậy, các bậc phụ huynh nhớ nhé, nên cho bé học múa từ năm 4 tuổi trở đi.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh, hãy tạo điệu kiện cho con em mình được tham gia vào một lớp múa, điều đó không chỉ tốt cho hiện tại giúp bé mạnh dạn tự tin hơn mà còn tốt cho quá trình trưởng thành và sự thành công của trẻ nhỏ trong lương lai.

Các mẹ nên cho bé học múa Balle hay Dancesport?

+ Múa balle: là môn múa nghệ thuật, múa đơn, thần thái sâu nắng và đắm chìm.

+ Múa Dancsport lại khác đây là bộ môn múa thể thao, múa theo bộ đôi nam nữ, thần thái cần thể hiện được sự gắn kết, bắt nhịp và đòi hỏi sự thấu hiểu, đồng cảm giữa đôi bạn diễn.

Như vậy, hãy cho bé học cả khóa học mua Balle và khóa học Dancesport khi có thể các mẹ nhé!

Những lợi ích khi cho trẻ học múa

+ Nhảy múa thiên về vận động thể chất, tuy nhiên những chuyển động đơn giản của bé cũng chính là biểu hiện của việc phát triển khả năng trí tuệ.

9.tre-nho-den-may-tuoi-thi-bat-dau-di-mua-1-phunutoday.vn

 

+ Khi học múa, bé sẽ phát triển được nhiều lĩnh vực khác như khả năng giao tiếp với người khác, ý thức cá nhân trong cộng đồng với những bạn cùng học, với cô giáo dạy, bé sẽ được phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, tính kỷ luật, sự sáng tạo

+ Việc giữ thăng bằng, phối hợp tay chân và cử động của bé là những biểu hiện của tâm vận động, một trong năm chức năng quan trọng của não bộ bên cạnh nhận thức, thị giác, cảm xúc giao tiếp và ngôn ngữ.

+ Các bài múa giúp các bé trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, thông qua các động tác nhảy, dãn căng, chạy, và thậm chí là đứng im.

+ Các bé được rèn luyện khả năng tập trung và tự tin thể hiện trước đông người

+ Nhảy múa chính là một trong những rèn luyện cơ bản không chỉ cho trí thông minh vận động (IQ) mà còn cho cả trí thông minh cảm xúc (EQ), nhất là cho sự kết hợp giữa IQ và EQ. Bởi qua nhảy múa, bạn có thể thể hiện cảm xúc, tình cảm, cả suy nghĩ của mình tự nhiên, cũng như tình cảm nhất.

+ Bên cạnh đó, nhảy múa giúp đẩy mạnh quá trình phát triển óc tư duy, sáng tạo, khả năng quan sát, trí nhớ thông qua khả năng kết hợp các động tác, kết hợp nhịp điệu với cử động, tăng cường khả năng tập trung, giúp cơ thể phát triển cân đối và phản xạ nhạy bén.

Những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho con đi học múa:

+ Chuẩn bị trang phục múa vừa cỡ, màu sắc đáng yêu phù hợp với cơ thể để trẻ thoải mái vận động và thích thú

+ Một đôi giày múa vừa chân cũng rất quan trọng

+ Trẻ nhỏ có những khoảng chú ý ngắn, vì vậy các lớp múa và vận động thường không kéo dài lâu hơn 30-45 phút. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn lớp thích hợp cho con. Tránh ép con học quá lâu thường không có hiệu quả.

+ Các lớp học múa thường sẵn có cho bé trong lứa tuổi từ 3 trở lên. Tuy nhiên nếu thấy con yêu thích vận động và nhảy múa thì có thể để trẻ bắt đấu sớm hơn.

Nếu mẹ thấy trẻ thích, thì việc cho trẻ thử cũng không có hại gì. Tất nhiên, không phải tất cả các trẻ đều yêu thích, và nếu bé không sợ tham gia thì mẹ nên dừng lại.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bậc phụ huynh nhé!

Theo:  khoevadep.com.vn