Phần lớn các triệu chứng đau bụng của trẻ thường xảy ra trong một thời gian không quá dài và có thể tự khỏi. Nhưng đó cũng có thể là biểu hiện của các bệnh cấp cứu ngoại khoa cần can thiệp ngay. Theo các chuyên gia, việc để có thể tìm ra nguyên nhân đau bụng ở trẻ thường không mấy đơn giản. Chính vì vậy, tuy việc chuẩn đoán nguyên nhân đau bụng của trẻ là do đâu thì cha mẹ cũng nên nắm lòng một số lưu ý để có thể chăm sóc và theo dõi trẻ gặp phải các triệu chứng đau bụng một cách tốt nhất và có biện pháp ứng phó nhanh nhất khi tình trạng nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em. Chẳng hạn như trẻ gặp các vấn đề về ruột như táo bón hoặc hội chứng ruột kích thích. Nhiễm trùng viêm dạ dày ruột gây nôn và tiêu chảy, chảy nước mũi hoặc nhiễm trùng nước tiểu.
Một số trường hợp trẻ viêm hạch mạc treo ruột - tình trạng các hạch bạch huyết trong bụng trở nên to hơn do nhiễm virus. Các nguyên nhân đau bụng ngoại khoa chẳng hạn như: viêm ruột thừa, tắc ruột, viêm tụy cấp, lồng ruột... Ngoài ra, đối với trẻ gái cũng có thể đau bụng do đau bụng kinh. Trong số nguyên nhân gây đau bụng thì nguyên nhân thường thấy nhất đó là do thực phẩm như ăn quá nhiều, ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm...
Khi nói về biểu hiện của đau bụng, các chuyên gia cho biết biểu hiện đau bụng của trẻ theo từng độ tuổi rất khác nhai. Với những đứa trẻ sơ sinh hay chưa biết nói thường sẽ khóc một cách đột ngột và dữ dội mà không biết rõ nguyên nhân. Trẻ có thể khóc liên tục hoặc thành từng cơn.
Đối với những đứa trẻ nằm trong độ tuổi lớn hơn thì có thể kêu đau kèm theo các tư thế chống đau như ôm bụng hay nằm co chân... Có những cơn đau bụng chỉ đơn thuần nhẹ nhàng nhưng cũng có những cơn đau đi kèm với một số biểu hiện khác như: nôn, sốt, tiêu chảy và thậm chí là có thể tất cả các biểu hiện đó.
Tuy nhiên, khi nhận thấy con có những biểu hiện đau bụng này thì cha mẹ nên cho con đến bệnh viện ngay
1. Bị đau bụng dữ dội, thậm chí trẻ không thể chịu đựng được.
2. Trẻ bị đau bụng theo từng cơn và đồng thời khoảng cách giữa các cơn đau cũng dần bị rút ngắn. Trẻ cảm thấy mệt mỏi và không muốn đi lại.
3. Trẻ đau bụng kèm theo sốt (nhiệt độ trên 38 độ), khuôn mặt xanh xao, vã mồ hôi và khó có thể đánh thức.
4. Trẻ không chịu uống nước hoặc việc uống nước trở nên khó khăn hơn.
5. Xuất hiện tình trạng nôn nhiều hoặc chất nôn có màu xanh.
6. Trong chất nôn hoặc trong phân có chứa máu.
7. Khi đi tiểu, trẻ cảm thấy khó khăn hoặc kêu đau.
Khi cha mẹ nhận thấy những tình trạng trên cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ đa khoa hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt, để tránh gây hại cho trẻ. Khi trẻ cảm thấy đau bụng, cha mẹ nên trấn an và vỗ về trẻ nằm nghỉ ngơi.
Đồng thời, cha mẹ cũng cần theo dõi thật sát sao, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Trong trường hợp trẻ bị mất nước khi ói hay tiêu chảy nhiều. Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.