Triệu Phi Yến - Người đàn bà dâm loạn mà vô sinh

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Triệu Hợp Đức bị Vương Thái Hậu phanh phui nhiều tội trạng như hại hoàng hậu, giết hại người vô tội, giết tiểu hoàng tử. Hợp Đức bị giam lỏng ở lãnh cung một thời gian rồi tự vẫn. Triệu Phi Yến sau đó cũng bị bức phải tự sát như em gái mình.

Triệu Phi Yến  (32 TCN - 1 TCN) tên thật là Triệu Nghi Chủ là một trong hai đại mỹ nhân của triều đại nhà Hán bên cạnh người đẹp Vương Chiêu Quân. Nàng là người có liên quan đến một giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân.

Những hành động tàn ác

Hán Thành Đế si mê tửu sắc, không chịu cảnh chán ngán trong cung, bèn đổi tên là Trương công tử rồi cùng với Phú bình hầu Trương Phóng giả làm anh em dòng dõi quý tộc, vi hành ra khỏi cung.

Hôm đó, Hán Thành Đế tới nhà công chúa Dương A uống rượu. Công chúa ra lệnh ca múa giúp vui. Người con gái từ sau rèm lụa bước ra, da dẻ hồng hào bóng bẩy, eo lưng, chân tay mềm mại như cành liễu lướt theo chiều gió. Hán Thành Đế nhìn theo như ngây dại. Nàng múa tựa chim yến xòe cánh bay, thướt tha yêu kiều. Hán Thành Đế ngồi không yên, bèn sủng hạnh nàng, rồi về hậu cung thỏa sức mê mệt. Người con gái đó chính là Triệu Phi Yến.

Trái ngược với đại mỹ nhân Vương Chiêu Quân là một cô gái hy sinh vì nước để giữ gìn sự trinh trắng của mình, Phi Yến trước khi về với Hán Thành Đế đã từng là một người phụ nữ lẳng lơ. Sau này người ta cho rằng, do bà từng nhiều lần ăn nằm với tình lang rồi mới về với vua. Trong đêm ân ái đầu tiên với Hán Thành Đế, Triệu Phi Yến đã dùng thủ đoạn "lọc hồng" tức là để nhiều dấu máu tươi trên gối khiến vua ngỡ nàng còn giữ được "ngọc tiết" nên càng sủng ái hơn.

Phi Yến do được Dương A công chúa đưa vào cung với mục đích lấy lòng vua - củng cố địa vị của mình. Nhưng qua một thời gian chung sống với vua, do không có con nên bà đã cùng với Dương A tìm cách đưa em gái Phi Yến là Hợp Đức vào cung tiến vua, hy vọng nàng sẽ mang "long thai" và Phi Yến nhanh chóng có được quyền lực.

Triệu Hợp Đức vào cung, trong giây lát Thành Đế lại như dại ngây, không ngờ cô em gái còn xinh đẹp hơn Triệu Phi Yến. Với tuyệt sắc trời cho của hai chị em, đối với Hán Thành Đế hay bất kỳ ông vua háo sắc nào khác đúng là sẽ hận muôn đời nếu không được chết trong vòng tay êm ái của hai người đàn bà nghiêng nước nghiêng thành này.

Có được hai báu vật họ Triệu, Hán Thành Đế chẳng thiết gì đến những người đàn bà khác. Hứa Hoàng Hậu, Ban Tiệp Dư đều chịu chung cảnh lạnh lùng, đơn chiếc. Triệu Phi Yến thừa lúc Hứa Hoàng Hậu bí mật cúng vái để đổ tội cho Hoàng hậu dùng tà thuật hại vua và kết quả là bà bị phế ngôi, giam lỏng ở lãnh cung. Không những thế, Phi Yến còn giở trò hù dọa khiến Ban Tiệp Dư, cũng là một tuyệt sắc mỹ nhân trong cung, sợ bị hại như Hoàng hậu nên phải bỏ trốn. Khi đã lên ngôi hoàng hậu, Phi Yến nghe lời Hợp Đức giết hại luôn một mỹ nhân họ Tào đang mang long thai và giết luôn số cung nữ hầu cận mỹ nhân đó.

Sự việc sau cùng đã khiến Hán Thành Đế phát hiện ra thủ đoạn xấu xa của chị em Phi Yến nhưng đã muộn khi ông lén lút chăn gối với một mỹ nhân khác mang họ Hứa và hạ sinh một hoàng tử trắng trẻo. Tuy nhiên, do Hợp Đức nài nỉ nên vua không cảnh giác đã đưa thái tử cho Hợp Đức ẵm. Sau đó, hoàng tử nhỏ chết ngay sau khi hồi cung. Người ta cho rằng, Hợp Đức đã tẩm độc trong đầu ngón tay và cho hoàng tử bú mút. Hán Thành Đế vốn là một hôn quân, bản tính nhu nhược, không dám trị tội hai chị em mỹ nhân, chỉ tìm cách đề phòng.

Hậu cung dưới đời vua Hán Thành Đế từ khi có mặt của chị em họ Triệu nhanh chóng rối ren, sóng gió, tranh giành đẫm máu. Triệu Phi Yến đơn thuần chỉ là cô gái đẹp, muốn lấy lòng vua và ham mê quyền lực trong khi người em gái Triệu Hợp Đức về nhan sắc không hề thua chị, nhưng lại cực kỳ mưu mô và độc ác. Hai chị em họ đã tìm mọi cách thuyết phục vua để thăng chức cho Phi Yến làm Triệu Chiêu Nghi, còn Hợp Đức làm Triệu Tiệp Dư.

Năm thứ hai sau khi Hứa Hoàng Hậu bị phế bỏ, Thành Đế muốn lập Phi Yến làm hoàng hậu. Thái hậu chê nàng xuất thân ti tiện nên không bằng lòng. Thuần Vu Trường hiến kế, trước hết hoàng đế phải phong tước Thành Dương Hầu cho cha Phi Yến, cha được tôn quý, con gái cũng dễ dàng lên hoàng hậu.

Sau bảy tháng, Triệu Phi Yến được phù chính, nghiễm nhiên làm hoàng hậu thứ hai của Hán Thành Đế, em gái Hợp Đức được tấn phong làm Chiêu Nghi. Sự sắp đặt này khiến các triều thần cảm thấy khó có thể chấp nhận. Giám nghị đại phu Lưu Phụ dâng sớ, tâu bày và khuyên giải Thành Đế tỉnh ngộ, đừng quá sa đà vào sắc đẹp đàn bà. Thành Đế nhận sớ, bực tức không nguôi, giáng Lưu Phụ xuống làm tù khổ sai.

Dâm đãng mà khó thụ thai

Theo những ghi chép của sử sách, để có làn da trắng nõn mềm mượt và tỏa ngát hương thơm, mỹ nhân họ Triệu thường nhét vào rốn một dạng thuốc viên có tên gọi “Hương cơ hoàn” (hay “Liễu đỗ niêm”) được pha chế theo công thức thần bí. Loại xuân dược này có thành phần chính là xạ hương, sâm Cao Ly, lộc nhung.

Khi nhét vào rốn, quả nhiên thuốc phát huy công dụng mạnh mẽ, khiến Triệu Phi Yến và em gái Hợp Đức luôn quyến rũ nhờ nước da nõn mượt và hừng hực sắc xuân. Nhưng nàng ta đâu ngờ, thần dược “Hương cơ hoàn” là con dao hai lưỡi. Chất độc trong thuốc, đặc biệt là xạ hương, tích lâu ngày trong người sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Hậu quả nhãn tiền, Triệu Phi Yến vì muốn làm đẹp đã phải hy sinh đường con cái, để rồi suốt đời chỉ lo bày mưu tính kế giết hại phi tần, mỹ nữ đang mang long thai.

Chị em Triệu Phi Yến được vua hết mực sủng ái, nhưng bao năm qua họ cũng không thể có thai. Cái gương Hứa Hoàng Hậu khiến cho Triệu Phi Yến vô cùng lo lắng về ngôi vị của mình. Vì thế, ngoài Thành Đế, Triệu Phi Yến còn tìm cách tư thông với những người đàn ông khác.

Một thiếu niên 15 tuổi tên gọi Khánh An Thế, thị lang của Thành Đế, giỏi trống thạp đàn, diễn tấu véo von uyển chuyển, khiến Triệu hoàng hậu bị mê hoặc. Khánh An Thế luôn được phụng triệu vào cung, qua lại phòng ngủ hoàng hậu. Hai người cùng nhau hoan lạc, không còn quan tâm tới hậu quả. Nhưng với Khánh An Thế, Triệu Phi Yến vẫn không cam chịu là đủ. Mượn cớ cầu nguyện, nàng ra ở riêng, tuyển chọn một số thị lang thuộc cung nô trong cung hầu hạ để tiện cho việc thông dâm hàng ngày. Không chỉ thế, Phi Yến còn bắt tay chân vào kinh thành tìm gọi những thiếu niên trẻ tuổi, hóa trang thành phụ nữ đưa vào hậu cung. Mỗi ngày có tới mười mấy người hành dâm với Phi Yến, nhưng khổ nỗi nàng vẫn không thể có thai.

Em gái Hợp Đức biết rõ những hành vi loạn luân của chị mình nên cố gắng che chở. Nàng nước mắt lưng tròng, thủ thỉ với Thành Đế hãy tin vào sự chung thủy của Phi Yến. Thành Đế nhìn mỹ nhân nước mắt nhòe mi, trong lòng đau như cắt, tin lời Hợp Đức không chút nghi ngờ. Vì vậy sau này, nhiều người lên tiếng tố cáo sự hoang dâm của Phi Yến, nhưng ông ta đều một mực cho là sự vu cáo.

Về sau, chị em Triệu Phi Yến không còn chỗ đứng, thế lực của Vương Mãng, Hòng Thái Hậu Vương Chính Quân ngày càng mạnh. Nếu Vương Mãng trước kia từng thừa dịp Phi Yến - Hợp Đức tác oai tác quái trong hậu cung khiến cho nhà Hán ngày càng suy yếu, nay đến lúc ra tay trừ khử hai vị mỹ nhân gieo tai họa này. Trước tiên, Triệu Hợp Đức bị Vương Thái Hậu phanh phui nhiều tội trạng như hại hoàng hậu, giết hại người vô tội, giết tiểu hoàng tử. Hợp Đức bị giam lỏng ở lãnh cung một thời gian rồi tự vẫn. Triệu Phi Yến sau đó cũng bị bức phải tự sát như em gái mình.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn