Ý nghĩa của cây khế
Trong nghệ thuật văn học dân gian cây khế gắn với sự tích cây khế, ăn khế trả vàng. Cây khế biểu trưng cho sự trung thực, chân thành mộc mạc của người nông dân. Hình ảnh cây khế thân thương gắn liền với quê hương che chở cho mọi người.Cây khế sai hoa trái biểu trưng cho sung túc đủ đầy, gia đình sum vầy phúc lộc dồi dào. Cây khế biểu tượng cho người thật thà ngay thẳng nên sống được thần Phật thương, trợ giúp.
Cây khế lại rất ít sâu bệnh và ít rụng lá nên trồng làm cảnh vừa đẹp mắt vừa nhiều ý nghĩa may mắn phù độ cho gia chủ.
Cây khế thân màu nâu lá xanh, khi quả chín có màu vàng tươi nên cây khế hợp với người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Do đó hai người thuộc mệnh này khi trồng khế rất được hỗ trợ may mắn và tài lộc.
Đặc biệt cây khế dân dã nhưng rất nhiều giá trị trong đời sống hàng ngày. Lá khê là vị thuốc dân gian để trị mụn nhọt, tắm mát ngoài da cho trẻ rôm sảy, trị vết thương... Quả khế dùng nấu ăn hoặc dùng ăn trực tiếp. Khoa học đã chứng minh ăn khế tốt cho sức khỏe. Qàu khế được cho là rất giàu vitamin khoáng chất và lycopen giúp đẹp da và hỗ trợ nam giới phòng ngừa bệnh tuyến tiền liệt rất hiệu quả. Quả khế có thể làm trái cây tráng miệng hoặc làm mứt, nấu canh, phơi khô để kho cá, kho tép
Điều đại kỵ cần nhớ khi trồng khế
Khi trồng cây khế nên nhớ chúng có thể thành cây lớn nên cần chọn vị trí và cách trồng. Nếu cây khế trồng ở đất, trước cửa nhà thì cần tránh trồng chắn lối đi. Bởi nếu cây khế to lên chắn lối đi thì cây khế sẽ chắn lối thần tài, cản lối đi lại và khiến luồng khí trong nhà khó lưu thông, nên khó chiêu tài rước lộc.
Cây khế cành giòn nên trồng cây khế to thì cẩn thận khi mùa mưa bão tránh để cây gãy gây tai nạn. Nếu cây khế to có thể chặt tỉa cành trước khi mưa bão. Đặc biệt nếu có trẻ nhỏ cần cẩn thận nhắc trẻ khi leo trèo tránh bị ngã vì cành khế giòn dễ bị ngã.
Nếu nhà bạn có đất rộng nên trồng khế to ở sau nhà, còn trước nhà nên trồng cây khế trong chậu hoặc dạng khế bonsai.
2 nên khi trồng khế để cây sai hoa sai quả, rước nhiều tài lộc
Quét vôi quanh gốc hàng năm tránh cây bị sâu: Cây khế không cần chăm sóc cầu kỳ nhưng ưa được quét vôi quanh gốc để chống sâu bệnh. Hàng năm vào mùa khô nên quét vôi quanh gốc cây khế để đảm bảo cây không bị sâu, phát triển tốt, giúp cây ra hoa, ra quả tốt hơn. Cây khế càng sai quả càng nhiều tài lộc.
Nhớ đủ nước và ánh sáng: Nếu cây trồng dưới đất rễ ăn sâu thì gần như ít khi phải tưới. Nhưng nếu cây trồng trong chậu thì chú ý tưới nước. Cây khế là cây ưa sáng vừa phải, không chịu được nắng gắt nhưng không chịu được bóng râm hoàn toàn. Do đó cần đảm bảo cây đủ ánh sáng để ra sai hoa sai quả mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
Nên chọn cây khế chua hay ngọt?
Cây khế hiện có giống khế chua và khế ngọt nên bạn chọn cây nào cũng không ảnh hưởng tới phong thủy. Cây khế chua thì quả và lá được dùng nhiều trong nấu ăn và làm thuốc. Lá khế giúp trị mụn nhọt, giúp thanh nhiệt. Cây khế ngọt thì quả sẽ to và múi dày hơn. Nên nếu chỉ trồng cây nhỏ làm cảnh trong chậu thì có thể chọn khế ngọt quả sẽ to hơn. Còn nếu bạn muốn dùng lá khế và quả khế nấu ăn thì nên chọn cây khế chua.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm