Những cuộc cãi vã trong nhà luôn khiến người ta bất an lo sợ
Nó như là một hòn đá ném xuống mặt hồ phẳng lặng và gây ra những gợn sóng lăn tăn. Tất cả chúng ta đều cảm thấy lo lắng khi có những cuộc tranh cãi bắt đầu xảy ra trong gia dình của mình. Những âm thanh này sẽ mang lại sự tiêu cực cho cả gia đình.
Loại âm thanh này không chỉ là mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình mà còn là ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, vấn đề khác nhau. Có thể là áp lực công việc, gánh nặng học tập hoặc những tranh chấp trong mối quan hệ.
Những mâu thuẫn này nó như thuốc độc thấm vào lòng mỗi người.
Gia đình rất quan trọng với sự lớn lên của đứa trẻ. Lớn lên trong một môi trường thường xuyên có những tranh cãi có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến tâm hồn của trẻ.
Chung sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Hơn nữa trẻ con sẽ có xu hướng học theo những hành vi bốc đồng, hung hăng của cha mẹ.
Thế nên gia đình chính là một hệ sinh thái mong manh, phức tạp. Đòi hỏi gia đình phải trân trọng và nỗ lực duy trì.
Oán than cũng là một loại âm thanh không thích hợp để xuất hiện trong gia đình
Những lời oán than thường xuất phát từ việc thấu hiểu kém, lý giải chưa đủ và thiếu sự hiểu biết hoặc thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Khi các thành viên trong gia đình không hiểu được các nhu cầu về nhau thì cuối cùng sẽ dẫn đến sự bất mãn.
Để xóa bỏ những bất bình trong gia đình, cần thiết lập một cơ chế câu thông. Các thành viên trong gia đình cần có sự chia sẻ với nhau một cách chân thành.
Vai trò và trách nhiệm trong gia đình cũng chính là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự oán thán. Mỗi thành viên trong gia đình nên chia sẻ trách nhiệm việc nhà, chăm sóc con cái, chăm sóc cha mẹ già để hình thành sự phân công lao động hợp lý. Khi trách nhiệm được phân bổ đồng đều, mọi người đều cảm thấy được tôn trọng và có giá trị, giảm bớt cảm xúc oán than.
Trong một gia đình thì việc giao tiếp tình cảm là cực kỳ quan trọng. Hãy thường xuyên thể hiện sự yêu thương và quan tâm đến các thành viên trong gia đình để họ cảm nhận được sự ấm áp của nhau.