Trưng 5 loại cây cảnh này trong nhà tốt ngang máy lọc khí, vừa bổ phổi vừa "chill"

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ có tác dụng làm đẹp cho không gian, 5 loại cây cảnh sau còn mang lại cho ngôi nhà một bầu không khí trong lành.

1. Cây cảnh dây nhện

Trong các loại cây cảnh có tác dụng thanh lọc khí thì loại cây cảnh dây nhện đang được nhiều người ưa chuộng nhất.

Cây cảnh dây nhện là một cây hút khí độc cực tốt được trồng nhiều trong nhà, cây có thể trồng trong đất hoặc trồng trong nước, đặc biệt thường được trồng trong chậu treo khiến lá cây rũ xuống trông rất đẹp.

cay-canh-day-nhen-16587346391692082985341

Nếu đúng ra nhìn chúng giống những con hạc giấy đang tung bay hơn là mạng nhện. Bởi xưa kia chúng có cái tên là lan hạc điếu, ngày nay có tên là điếu lan hay cây dây nhện, cây mang đến vẻ đẹp cho không gian thêm sống động hơn.

Cây cảnh dây nhện còn được ví như một chiếc máy điều hòa lọc khí mini tự nhiên bởi cây có thể lọc sạch không khí, hấp thụ một lượng lớn các khí độc hại một cách hiệu quả nhất, chúng hoạt động không kém gì những chiếc máy lọc khí nhân tạo. Chính nhờ điều này nên loại cây này được trồng phổ biến và rộng rãi khắp nơi.

2. Ngũ gia bì chân chim

Cây ngũ gia bì chân chim là loại cây nhiều lá, thân trắng, vò dày. Vỏ của cây có thể được dùng làm thuốc. Loại cây này có sức sống mãnh liệt, một cây nhỏ có thể mọc hàng chục hàng trăm chiếc lá, rất xanh và đẹp, thích hợp làm cây cảnh trang trí trong nhà.

Ngoài ra, ngũ gia bì chân vịt còn là loại cây hút khí cực độc như formaldehyde, khử khói thuốc và nicotin rất có lợi cho sức khỏe con người. Cây thích hợp đặt trong văn phòng lớn, phòng họp, tiếp khách,…

Cách chăm sóc cây ngũ gia bì rất đơn giản, bạn chỉ cần cung cấp đủ ánh sáng, sau đó đảm bảo không khí ẩm, đất khô, nhiệt độ ấm, chênh lệch nhiệt độ không lớn là loại cây này đã có thể phát triển rất tốt.

3. Thường xuân

Thường xuân là loài cây leo, thường xanh tốt quanh năm rất thích hợp đặt trong nhà. Cây có khả năng thanh lọc không khí cực tốt, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trong không khí, đồng thời giúp hấp thụ formaldehyde và khói thuốc. Vì vậy đặt một chậu thường xuân ở trong nhà chắc chắn sẽ giúp ích cho sức khỏe của gia đình bạn, giúp đường thở thoải mái, giảm bệnh cảm lạnh, ho và hen.

Lưu ý, cây thường xuân phải để trong bóng râm và tránh tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian dài, nếu không cây sẽ bị vàng lá và khó sinh trưởng. Cây có thể phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt, ưa môi trường ẩm nên phải tưới nước thường xuyên.

4. Cây thanh hương

Cây thanh hương có lá bóng nhẵn và mang mùi hương rất đặc biệt. Loài cây này có giá trị kinh tế khi thân có thể tạo dáng làm bonsai hoặc đơn giản là cắt tỉa tạo thế rất độc đáo. Ngoài ra, phần gỗ của cây được dùng làm thuốc chữa bệnh, lá và thân cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da.

cay-phong-thuy-vuong-van

Đặc biệt, nó có thể hấp thụ formaldehyde và khói thuốc, có lợi cho sức khỏe của con người. Đặt một chậu thanh hương trong phòng khách hay phòng làm việc là ý tưởng hay ho cho căn phòng của bạn trong lành hơn.

Khi trồng cây thanh hương trong nhà cần lưu ý nên cho cây ra ánh sáng khoảng 6 tiếng mỗi ngày, đảm bảo môi trường ẩm cho cây và chỉ tưới nước không cần bón phân để cây sinh trưởng tốt.

5. Cây cảnh nha đam

Không chỉ có giá trị làm cảnh, cây cảnh nha đam còn có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc có hại, giải phóng oxy, tạo ra bầu không khí trong lành hơn.

Nha đam cũng có khả năng hút bụi bẩn và tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Cây cảnh nha đam còn được xem giống như một "cỗ máy" báo hiệu mức độ ô nhiễm không khí một cách hiệu quả.

cay-canh-nha-dam-1-1658734639076360729677

Bên cạnh đó, nha đam còn có ý nghĩa phong thủy mang may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, lô hội có màu xanh nhạt – đây là màu được đánh giá cao trong phòng thủy, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, rất tốt cho trí não của chúng ta.

Theo:  xevathethao.vn copy link