Tự cứu mình ngày nắng nóng bằng những lưu ý sau

19:00, Chủ nhật 01/07/2018

( PHUNUTODAY ) - Mùa hè thời tiết nắng nóng dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể phòng tránh và xử lý kịp thời.

 1. Cảm nắng

Khi nhiệt độ lên đến 38 – 39 độ C, hiện tượng thường hay gặp nhất là cảm nắng ở cả người lớn và trẻ em. Cơ thể bị mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, thân nhiệt cơ thể không điều hòa được khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người.

dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-de-giu-gin-suc-khoe-trong-nhung-ngay-nang-nong-1530238698-146-dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-d-1530335754-752-width451height300

Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng, nhiều cơ quan, hộ gia đình mở điều hòa, quạt máy hết công suất để hạ nhiệt. Điều này dẫn đến chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa môi trường trong phòng kín và ngoài đường (gần 15 độ C). Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khi bước từ trong phòng lạnh ra ngoài trời nắng có thể khiến nhiều người bị choáng, sốc nhiệt hoặc cảm nắng.

2. Bệnh về đường tiêu hóa

Trong tiết trời nóng ẩm, ruồi nhặng và vi khuẩn dễ sinh sôi khiến thức ăn bị bẩn và ôi thiu nhanh. Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị ngộ độc thức ăn và tiêu chảy, nhất là khi nhiệt độ kéo dài ở mức 37 - 38 độ C. Trong mùa nắng, ruồi, muỗi, chuột, gián cũng phát triển nhiều hơn nên dễ làm lây lan các mầm bệnh qua thực phẩm và nước uống. Trời quá nóng, hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém đi nên gây chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, khiến cơ thể mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống.

3. Đổ nhiều mồ hôi

Đổ mồ hôi ở bàn chân hay nách là vấn đề thường gặp nhất trong những ngày hè, có thể gây mùi khó chịu cho cơ thể và là môi trường lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn.

1530238697-726-dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-de-giu-gin-suc-khoe-trong-nhung-ngay-nang-nong-nang-nong1-1530073290-width438height350

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể đi tất, mặc quần áo làm bằng chất liệu tự nhiên như cotton, thay quần áo hàng ngày và tắm rửa thường xuyên vào những ngày nóng.

Một mẹo hữu ích khác để hạn chế việc đổ mồ hôi là uống hay tắm bằng trà xanh và sử dụng chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi phù hợp với bạn.

4. Kích ứng da

dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-de-giu-gin-suc-khoe-trong-nhung-ngay-nang-nong-1530238697-892-dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-d-1530335754-947-width553height290

Mùa hè là mùa những chiếc quần short hay váy ngắn lên ngôi. Tuy nhiên, đi lại, hoạt động vào ngày nắng nóng trong những trang phục mát mẻ có thể khiến da bị kích ứng. Để loại bỏ hiện tượng này, hãy thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da bằng cách sử dụng các loại kem có chứa vitamin C và E tự nhiên, calendula hoặc chiết xuất từ dưa chuột. Tắm rửa hằng ngày bằng xà phòng cũng là một cách hữu hiệu.

Bạn hãy chú ý rằng việc tắm với nước ấm sẽ giúp giảm kích ứng. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm vào các khu vực này vì nó có thể gây tê cóng.

5. Ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy, buồn nôn và nôn là triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Vào mùa hè, nguy cơ này càng cao bởi thực phẩm rất dễ bị hư hỏng do nắng nóng. Nếu bị ngộ độc nhẹ, bạn sẽ chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi.

thumb00_022839635554881

Nếu có các triệu chứng nặng hơn như có máu trong phân, hãy liên hệ với bác sĩ và uống các loại nước ép như cà chua, dưa hấu và ô liu rất giàu chất chống oxy hóa, giúp giải phóng độc tố khỏi cơ thể.

Để ngăn ngừa ngộ độc, làm sạch trái cây và rau quả đúng cách, ăn thực phẩm tươi sống, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nấu chín trước khi ăn cũng như kiểm tra màu sắc, mùi của chúng.

6. Ngứa do côn trùng đốt

dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-de-giu-gin-suc-khoe-trong-nhung-ngay-nang-nong-1530238697-876-dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-d-1530335754-314-width516height290

Mùa hè là mùa sinh sôi nảy nở của cấc loại côn trùng như muỗi. Thay vì gãi ngứa khi bị muỗi đốt, bạn có thể nhỏ 1 hoặc 2 giọt dầu bạc hà lên vết đốt. Dầu bạc hà có tác dụng làm dịu và tăng tuần hoàn đến khu vực này, thúc đẩy quá trình lành lại. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kem đánh răng có chứa bạc hà chấm nhẹ lên vị trí bị cắn.

7. Viêm tai do đi bơi

Bơi lội là môn thể thao ưa thích trong mùa hè. Nhưng nước cũng có thể gây kích ứng, sưng viêm da lỗ tai. Nó tạo môi trường cho vi sinh khuẩn phát triển, gây bệnh. Tai có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, khó nghe rõ.

dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-de-giu-gin-suc-khoe-trong-nhung-ngay-nang-nong-1530238697-215-dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-d-1530335754-873-width451height290

Thuốc nhỏ tai có thể giúp bạn phòng chống nhanh vấn đề này. Và cách tốt nhất là bạn nên giữ tai luôn khô ráo bằng cách dùng mũ bơi vừa vặn hoặc miếng bịt tai silicone. Khi bị dị ứng, tránh kích thích tai thêm bằng tăm bông, ngón tay hoặc khăn.

8. Khô da

Da khô do bị kích thích bởi không khí khô nóng, có thể gây ngứa, nứt, nhăn sớm và thay đổi màu sắc. Làm việc trong môi trường hóa chất hoặc nhiệt độ cao càng làm trầm trọng vấn đề này. Để ngăn chặn, bạn có thể sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm thay vì xà phòng thông thường.

dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-de-giu-gin-suc-khoe-trong-nhung-ngay-nang-nong-1530238698-65-dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-de-1530335754-314-width441height290

Ngoài ra, cần chọn và sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp theo độ tuổi. Làm sạch da thường xuyên và sử dụng kem dưỡng da có chứa axit salicylic. Đừng quên thoa kem chống nắng, đeo kính râm và bỏ thuốc lá vì chúng ngăn chặn sự lưu thông máu đến da. Cuối cùng, bạn nên chọn các loại trang phục bằng sợi tự nhiên.

9. Cháy nắng

dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-de-giu-gin-suc-khoe-trong-nhung-ngay-nang-nong-1530238698-995-dung-tiec-2-phut-doc-bai-viet-nay-d-1530335754-178-width523height400

Cháy nắng xuất hiện khi da không được bảo vệ sau một ngày nắng. Cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng này là che chắn cơ thể với quần áo dài và mũ. Sử dụng kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đi bơi. Nếu bị cháy nắng, hãy bôi kem có tinh chất lô hội hoặc tinh dầu bạc hà và sử dụng một miếng gạc lạnh. Trong trường hợp khu vực bị cháy nắng quá rộng hoặc gây đau rát, hãy liên lạc với bác sĩ.

10. Kiệt sức vì nóng

Khi đổ mồ hôi quá nhiều, chúng ta bị mất nước. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên, có thể gây kiệt sức vì nóng, đi kèm với các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, choáng ngất…

Lúc này cần di chuyển người bệnh đến nơi mát mẻ, cho uống thật nhiều nước. Nếu không được chữa trị, người bệnh có thể bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể tăng lên hơn 40 độ, cần cấp cứu kịp thời.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thu