Hay khát nước
Khi lượng đường trong máu cơ thể tăng quá cao, biểu hiện phổ biến nhất chính là khát nước. Nếu trước đây bạn không thích uống nước nhưng lại đột nhiên cảm thấy khát nước và cần uống nhiều nước hơn, ngay khi vừa uống nước xong đã cảm thấy khô miệng thì cần phải chú ý.
Mắt nhìn mờ hơn
Những người bị tăng đường huyết có thể gặp triệu chứng mờ mắt. Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng đường trong máu tăng lên bất thường, làm cho nhãn cầu bị nghiêng, từ đó dẫn tới hiện tượng suy giảm thị lực.
Khi có hiện tượng nhìn mờ, đừng chỉ nghĩ đó là vấn đề về mắt, hãy đi kiểm tra sức khỏe vì đó có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường.
Giảm cân không rõ lý do
Việc giảm cân không rõ lý do là một hiện tượng đáng lo ngại. Khi bạn ăn uống theo chế độ bình thường nhưng cân nặng liên tục giảm thì có thể hàm lượng insulin trong cơ thể thấp. Điều này khiến các protein đi vào cơ thể không được sử dụng đến và gây ra tình trạng sụt cân.
Cơ thể mệt mỏi, uể oải
Khi đường huyết tăng đột ngột, lượng insulin và glucose tích tụ nhiều. Ngoài ra, tuyến tụy cũng phải hoạt động mạnh hơn để sản xuất ra nhiều insulin hơn. Điều này sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động quá tải, không được nghỉ ngơi và dẫn đến cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Nước tiểu có bọt
Khi đi vệ sinh, một số bong bóng trên nước tiểu có thể xuất hiện. Trong trường hợp bình thường, chúng sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu thấy bọt trong nước tiểu không biến mất trong thời gian dài, đó là dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao.
Do lượng đường trong máu tăng, một số chất trong nước tiểu sẽ tạo thành bọt khi sau khi va chạm với nước và khó tiêu biến. Khi thấy hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.