1. Các nút điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh
Thông thường trên tủ lạnh sẽ có 2 nút điều chỉnh nhiệt độ thường gặp là nút "Temp.Control" và nút "Freezer Temp Control" với chức năng như sau:
Nút chỉnh nhiệt độ "Temp.Control"
- Nút "Temp.Control" thường có dạng núm vặn xoay tròn và có nhiều cấp độ.
+ Khi bạn vặn số càng cao (về phía MAX) thì tủ lạnh sẽ càng lạnh (cả ngăn đông và ngăn mát), tủ lạnh sẽ hoạt động với công suất càng cao.
+ Khi bạn vặn số càng nhỏ (về phía MIN) thì nhiệt độ sẽ càng cao, tủ lạnh sẽ ít lạnh, tủ sẽ hoạt động với công suất thấp.
- Nút "Temp. Control" nằm ở vị trí ngăn mát, nhưng có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ toàn tủ lạnh (bao gồm cả ngăn đá và ngăn mát). Nhiều bạn nhầm tưởng nút này chỉ chỉnh nhiệt độ riêng cho ngăn mát.
Nút "Freezer Temp Control"
- Trong tủ lạnh có 1 chiếc quạt. Quạt có nhiệm vụ lấy hơi lạnh từ dàn lạnh và thổi vào cả 2 ngăn đá và ngăn mát. Vì vậy khi bạn ưu tiên gió cho ngăn này thì ngăn kia sẽ giảm đi.
- Nút "Freezer Temp Control" điều chỉnh lượng gió trên, thường có dạng thanh trượt, nằm trong ngăn đá và cũng có khả năng hỗ trợ tăng giảm nhiệt độ:
+ Khi bạn kéo thanh trượt về phía “MAX”: Họng gió mở rộng ra, quạt gió sẽ thổi hơi lạnh vào ngăn đá nhiều hơn, qua đó làm ngăn đông lạnh hơn, thực phẩm được đông lạnh tốt hơn. Vì vậy khi đó lượng gió dưới ngăn mát sẽ bị giảm tối thiểu.
+ Khi bạn kéo thanh trượt về phía “MIN”: Họng gió nhỏ phía trên sẽ khép lại và hạn chế lượng gió quạt vào ngăn đá. Vì vậy lượng gió sẽ tự động lưu thông xuống ngăn mát nhiều hơn.
Cách chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp
Tùy thuộc vào lượng đồ được lưu trữ trong tủ lạnh để điều chỉnh nhiệt độ tủ phù hợp. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lạnh với buồng giữ lạnh. Nếu buồng giữ có nhiệt độ ở mức 7 đến 8 độ C là đạt và không cần chỉnh độ lạnh tối đa. Tại ngăn động lạnh, mức nhiệt -18 độ C là vừa đủ thay vì nhiệt độ -22 độ C. Nếu trong tủ có thực phẩm trữ không nhiều, bạn hãy chỉnh cấp độ làm lạnh ở mức trung bình hoặc thấp vừa đảm bảo thực phẩm vẫn được lưu trữ an toàn mà còn tiết kiệm điện, giảm thiểu mức độ tiêu thục điện năng
Một số lưu ý khác khi sử dụng tủ lạnh bạn cần biết để tủ lạnh bền lâu, tiết kiệm điện năng:
1. Nên đặt tủ lạnh chỗ thông gió, thoáng mát
Đặt tủ lạnh nơi thông thoáng, tránh những góc nhà chật hẹp vì nhiệt độ xung quanh truyền vào tủ lạnh gây ảnh hưởng khả năng tản nhiệt làm tiêu hao điện nhiều hơn. Lưng và 2 vách bên hông tủ lạnh nên để cách tường ít nhất 10cm giúp thoáng nhiệt, ngoài ra hãy kê tủ cách mặt đất hơn 5cm để không khí lưu thông xung quanh tủ và chống ẩm.
2. Hạn chế bật/tắt tủ lạnh
Nhiều người hay có thói quen tắt tủ lạnh nếu không dùng trong khoảng thời gian vắng nhà hay đi công tác. Thế nhưng để tiết kiệm tiền điện thì bạn nên hạn chế việc ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện và bật/tắt thường xuyên bởi những lần khởi động như thế sẽ tốn một lượng điện lớn. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế đóng mở cửa tủ lạnh liên tục hoặc mở cửa tủ lạnh quá lâu bởi ngoài tiêu hao điện nhiều vì bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động giúp cân bằng không khí nóng bên ngoài đưa vào còn làm giảm tuổi tọ của tủ lạnh.
Nếu lâu ngày bạn không dùng đến tủ lạnh, hãy dọn dẹp đồ dùng, thực phẩm có trong tủ, dùng vật phủ che bụi phủ lên trên và đảm bảo không còn đồ dùng trong tủ hãy ngắt nguồn điện.
3. Kiểm tra cửa hít
Bạn có thể kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi dọc theo khe hở thì hãy thay các ron cao su ở cửa sau bởi chúng đã bị hỏng và sẽ làm tủ thoát khí lạnh. Bạn cũng nên vệ sinh các ron cao su cẩn thận để tránh bụi bẩn bám vào.
4. Không cố nhồi nhét thức ăn vào tủ
Tủ lạnh cũng cần có khoảng cách để khí lạnh đối lưu. Do đó nếu có các thực phẩm trữ lạnh nhiều, bạn nên sắp xếp có tính toán để thực phẩm không bít kín “họng thổi hơi lạnh ra. Không chân quá nhiều, chật kín các ngăn trong tủ. Thực phẩm tươi sống như thịt, cá cần cho vào hộp inox hoặc thép thay cho đồ nhựa để dẫn lạnh nhanh hơn, rút ngắn thời gian làm lạnh. Giảm hao tổn lưu lượng điện năng.