Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức
Theo quan niệm dân gian, nếu trong ngày đầu năm mới ai đó trong nhà khóc lóc hay có trạng thái u uất thì sẽ không gặp may mắn. Dẫn đến nhiều điều may mắn cũng từ đó mà đội nón ra đi.
Kiêng quét nhà
Người xưa còn quan niệm đầu năm không nên quét nhà. Nếu quét phải vun vào một xó, đợi sau khi động thổ mới đượt đổ rác. Neus quét nhà là quét hết tài lộc đi.
Tránh không làm đổ vỡ đồ dùng
Việc làm dổ vỡ bát đĩa ấm chén trong ngày đầu năm rất kiêng kỵ vì đổ vỡ chính là tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, là tín hiệu không thuận lợi của các mối quan hệ của bạn.
Kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, trái chuối…
Là những loài mà tên gọi của nó gắn liền với những điều không may lành như “trượt vỏ chuối”…
Không treo tranh xui
Chơi tranh Tết là một điều khá phổ biến của người Việt Nam ta. Những tranh được treo trong những ngày Tết thường là những tranh mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn như tranh đàn lợn, đàn gà, tranh cậu bé… tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở. Người ta kiêng không treo những tranh mang lại điều xui xẻo như tranh đánh ghen hoặc đi kiện.
Không to tiếng, cãi nhau
Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.
Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
Một số người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình, cả năm “bị đè đầu, cưỡi cổ”.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu văn hóa, ngày nay không nhiều người câu nệ việc này.
Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Và đây là vấn đề khá tế nhị mà người Việt luôn quan tâm, chú ý để tránh mất lòng nhau.