1. Sai lầm khi uống nước
Uống không đủ nước
Hậu quả của việc uống không đủ nước không đơn giản chỉ là cảm giác khát nước mà nó còn khiến cơ thể không thể chuyển hóa được các "chất thải" trong cơ thể, lâu dần sẽ tích tự thành chất độc trong nội tạng.
Uống ít nước còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.
Uống càng nhiều nước càng tốt
Dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu. Nồng độ các thành phần điện giải này trong máu có thể thấp do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.
Nước vừa đun sôi uống luôn
Đây là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất nguy hiểm do lúc này chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm.
Dùng nước ngọt thay thế nước lọc
Nhiều người có thói quen uống nước ngọt bất luận là nước uống có ga hay nước hoa quả để thay cho nước lọc mỗi khi khát nước. Vì họ thấy uống nước lọc nhạt nhẽo, không có mùi vị gì.
Nhưng họ không biết các thành phần trong nước ngọt sẽ khiến ion canxi trong xương di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng. Chính vì vậy những người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận không nên uống nếu như không muốn bệnh trầm trọng hơn.
2. Uống nước như thế nào là tốt nhất
Chỉ uống lượng vừa đủ
Uống nước cũng giống như ăn cơm vậy, không nên quá nhiều hoặc quá ít, uống lượng vừa đủ là tốt nhất. Vậy tính lượng vừa đủ như thế nào?
Theo nghiên cứu khoa học nhu cầu nước mỗi ngày ở người trưởng thành là 2.500ml. Lượng nước thu được từ trong thực phẩm khoảng 1.000ml cho nên lượng nước uống mỗi ngày của chúng ta nên duy trì ở mức 1.500ml.
Uống nước lọc
Không nên dùng nước ngọt để thay thế cho nước lọc. Nước lọc tuy không có mùi vị gì nhưng nó lại là đồ uống tốt nhất cho sức khỏe.