Uống nước nhiều không phải lúc nào cũng tốt: Đây là cách uống nước hủy hoại tim và thận nhiều người đang mắc phải

22:14, Thứ năm 01/09/2022

( PHUNUTODAY ) - Uống nước không đúng cách có thể gây nên tình trạng ngộ độc nước, hủy hoại tim, thận....chúng ta cần lưu ý.

khong-phai-uong-nuoc-nhieu-la-tot-day-la-cach-uong-nuoc-hai-gan-hai-than-nhieu-nguoi-mac-phai_1

Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sức khỏe giúp con người loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt và giúp bộ não hoạt động. Quan niệm phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi chúng ta. Nhưng ít ai biết uống nước bao nhiêu và uống như thế nào để tốt cho sức khỏe.

1. Uống quá nhiều nước có thể gây hại cho cơ thể

a. Ngộ độc nước

khong-phai-uong-nuoc-nhieu-la-tot-day-la-cach-uong-nuoc-hai-gan-hai-than-nhieu-nguoi-mac-phai_2

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, cơ thể ta luôn cần được cung cấp nước để duy trì sự sống. Tuy nhiên, việc bổ sung nước nhiều quá mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc nước vô cùng nguy hiểm.

Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước là một triệu chứng ngộ độc do hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể. Từ đó làm hạ natri máu và gây ra những xáo trộn điện giải do tăng lượng hydrat trong cơ thể đột ngột, khiến chức năng não bộ con người bị tác động và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Uống quá nhiều nước có thể khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, não và tim. Chất lỏng dư thừa sẽ di chuyển đến các tế bào, trong đó có cả tế bào não. Chất lỏng dư thừa trong não có thể gây phù não hoặc sưng não. Phù não làm gián đoạn các chức năng quan trọng, như khả năng thở và kiểm soát cơ bắp. 

Các triệu chứng ngộ độc nước bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, tăng huyết áp, buồn ngủ, yếu cơ, chuột rút, mất cảm giác, dạ dày khó chịu, chướng bụng. Trường hợp nặng có thể gây phù não, rối loạn thần kinh, hôn mê hoặc tử vong.

b. Hại lá lách, dạ dày

khong-phai-uong-nuoc-nhieu-la-tot-day-la-cach-uong-nuoc-hai-gan-hai-than-nhieu-nguoi-mac-phai_3

Hậu quả trực tiếp nhất của việc uống quá nhiều nước là ảnh hưởng đến chức năng của lá lách và dạ dày. Y học từng chứng kiến một bệnh nhân thừa cân, bị huyết áp cao và thường xuyên dùng thuốc hạ huyết áp. Lo lắng về bệnh tắc nghẽn mạch máu não nên người này quyết định uống nhiều nước để làm loãng nồng độ trong máu. Nhưng kết quả thu được của người này ngoài mong muốn, không giảm được bệnh mà còn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nguyên nhân do lượng nước dư thừa và hơi ẩm không thể đào thải ra ngoài được tích tụ lại trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của lá lách và dạ dày.

c. Tổn thương thận

Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và gây hại cho tim. Khi uống lượng lớn nước vào cơ thể, tương ứng với lượng nước tiểu bài tiết ra khỏi cơ thể nhiều hơn, đồng nghĩa thận phải làm việc nhiều hơn, tăng gánh nặng cho thận. Hơn nữa, các chất điện giải như natri, kali và clorua trong cơ thể cũng bị mất theo nước tiểu.

2. Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày là tốt nhất

khong-phai-uong-nuoc-nhieu-la-tot-day-la-cach-uong-nuoc-hai-gan-hai-than-nhieu-nguoi-mac-phai_4

Theo các bác sĩ, câu nói "mỗi người nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày" cũng chưa thực sự chuẩn. Mà chính xác hơn, chúng ta phải uống đủ theo công thức, tối thiểu 0,4 lít nước/10kg cân nặng. Ví dụ 1 người 50kg thì sẽ phải uống 2 lít nước mỗi ngày. Hoặc người 60kg thì phải 2,4 lít nước. Những trường hợp là những người lao động nặng, những người lao động chân tay nhiều mà mất nước nhiều thì lượng nước sẽ phải tăng lên.

Ngoài uống đủ lượng nước, chúng ta còn phải uống trải đều, không phải uống tập trung vào một thời điểm. Uống nước phải uống chủ động, nên uống trước khi cơ thể cảm thấy khát. Cứ 1-2 tiếng thì ta nên uống 1 cốc nước hoặc 1-2 cốc nước nhỏ để bổ sung nước vào cơ thể, tránh trường hợp khát rồi mới uống. Khi cơ thể cảm thấy khát nghĩa là lúc đó cơ thể và tế bào đang thiếu khoảng 20% nước rồi. Ngoài ra, khi uống nước mọi người nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, không nên uống một cách ào ào hết veo cốc nước và cũng không được uống quá nhiều một lúc.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm