Uống sữa đậu nành như thế này thì không bổ mà còn gây hại, nhưng nhiều người chưa biết

( PHUNUTODAY ) - Sữa đậu nành là thức uống quen thuộc của nhiều người Việt nhưng chế biến và cách uống sai lầm dưới đây có thể khiến chúng thành độc hại

Sữa đậu nành làm từ hạt đậu nành hay còn gọi đậu tương là thức uống được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên khi làm và uống đậu tương đậu nành mà mắc lỗi như này sẽ rất nguy hiểm:

sua-dau-nanh-uong-sai-lam

Không ngâm hạt đậu nành kỹ

Nhiều người khi tự làm đậu nành không ngâm nghĩ nên sẽ giữ lại các chất ức chế dinh dưỡng. Đó là vì đậu nành vốn dĩ như nhiều loại hạt khác sẽ có những chất ức chế enzym khiến cho chúng không bị nảy mầm sớm. Khi ngâm trong nước chất này được giải phóng thì hạt mới nảy mầm. Nếu không ngâm hạt trước khi chế biến thì khi ăn vào các chất này kìm chế hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó phải ngâm đậu nành 6-7 tiếng trước khi xay.

ngam-hat-dau-nanh

Sữa đậu nành chưa nấu chín kỹ

Đậu nành khi chưa nấu chín kỹ sẽ còn saponin gây độc hại cho cơ thể và chất ức chế trypsin.  Những chất này không chỉ gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa protein bình thường của cơ thể.

Nhiều người làm sữa nghĩ chỉ cần đun ấm là uống được. Nhưng bạn cần đun sôi 100 độ thì đậu nành mới phân hủy được các chất độc.

sua-dau-nanh-uong-sai-nguy-hiem

Uống sữa đậu nành quá nhiều, uống thay nước

Sữa đậu nành giàu protein và dinh dưỡng nhưng không nên dùng thay nước thường vì sẽ gây gánh nặng cho thận. Hơn nữa uống nhiều gây đầy bụng và khó tiêu hóa. Nên uống vừa phải để kết hợp dùng nhiều thực phẩm khác nữa.

Uống sữa đậu nành khi bụng đói vào bữa sáng

Uống sữa đậu nành khi bụng đói, protein sẽ được chuyển thành calo. Vì vậy, tốt nhất nên uống sữa đậu nành cùng với các thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, bánh bao…). Bạn nên ăn lót dạ xong hãy uống sữa. Khi ăn cùng tinh bột, protein sẽ được hấp thụ tốt hơn, không bị lãng phí. Nhà dinh dưỡng học Lý Vãn Bình cho biết có thể kết hợp sữa đậu nành với các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như khoai lang, ngũ cốc và bánh bao ngũ cốc để bổ sung axit amin còn thiếu và giúp lượng protein được nạp vào đầy đủ hơn.

Uống đậu nành cùng kháng sinh

Kháng sinh có thể phân hủy protein trong đậu nành. Do đó không nên uống sữa cùng với kháng sinh.

Uống đậu nành cùng ăn trứng

Sự kết hợp bộ đôi trứng và sữa đậu nành có thể gây ra phản ứng kết tủa không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy bạn nên chú ý tránh việc ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn