Thực phẩm bán ngoài chợ, cùng một hàng những vào những giờ khác nhau chúng sẽ có chất lượng khác nhau. Hàng đầu chợ là hàng xịn tươi ngon, hàng cuối chợ vào trưa hay chiều sẽ còn lại những thứ loại, ế và có thể còn hỏng, ôi thiu. Do đó bạn có thể gặp những loại thực phẩm quen thuộc được bán với giá rẻ hơn nhiều, nhưng đừng dại mà mua. Thậm chí có nhiều loại người bán còn mang cho để khỏi mất công chở về, nhưng cũng đừng dại mà lấy kẻo rước bệnh vào thân.
Khoai tây xuất hiện vỏ vỏ xanh hoặc lên mầm
Khoai tây là món ăn ngon bổ dưỡng, tinh bột kháng cao không lo bị tiểu đường, lại giúp giảm cân. Nhưng khi mọc mầm hoặc khi vỏ bị tác động ánh sáng tạo màu xanh thì đang có độc tố nguy hiểm là salonin. Ăn khoai tây có salonin có thể gây nôn mửa tiêu chảy, ăn nhiều sẽ ngộ độc nặng. Do đó khi khoai tây có màu xanh, lên mầm thì tránh ăn, kể cả cắt bỏ cũng vẫn nguy hiểm nhất là có trẻ nhỏ và người già.
Cà chua biến dạng, rau củ kỳ dị
Một số loại cà chua hình thù kỳ dị thường được cho là do nông dân trồng không chăm sóc kỹ. Nhưng thực ra nhiều loại biến dạng là do chúng gặp nhiệt độ không thích hợp hoặc thiếu chất dinh dưỡng trong thời kỳ sinh trưởng và dị dạng do quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc hóa chất khi ngâm hoa. Loại củ quả bình thường là phải có hình dạng bình thường. Do đó loại trái cây rau củ hình thù kỵ dị mà không phải do cố tình tạo hình, thì có nguy cơ do bị dị dạng vì hóa chất. Do đó đừng nên mua.
Khoai lang hà rím, bị đốm đen trên vỏ
Củ khoai lang bây giờ còn đắt hơn ngô, gạo sắn. Đó là vì chúng giúp ăn thay cơm chống béo và nhiều vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên khoai đã bị hà rím, có đốm đen ngoài vỏ thì không nên ăn. Bởi khi bị hỏng chúng hay mọc ra nấm ngay cả khi bạn cắt bỏ phần hà đi, thì luộc lên cũng không tiêu diệt hết độc tố. Ăn lượng nhiều có thể ngộ độc cấp biểu hiện khó thở, buồn nôn, tiêu chảy… Về lâu dài có thể khiến bạn tích tụ chất độc nấm mốc gây hại nội tạng. Đặc biệt khuẩn vằn đen trên khoai lang có thể tiết ra loại độc tố gọi là sê-tôn gây trúng độc nghiêm trọng có thể sốt cao, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong. Do đó không nên ăn những củ khoai lang đã bị đốm đen này.
Đừng mua giá đỗ không rễ, cho không lấy
Giá đỗ khi lên mầm sẽ cùng lúc phát rễ. Nhưng để giá đỗ mập, nhanh thu hoạch người sản xuất có thể dùng hóa chất cho chúng nhanh lớn nên không kịp ra rễ hoặc bị triệt rễ. NHững chất này rất độc hại cho cơ thể. Do đó đừng mua hay nhận loại giá trông dài và trắng ngần, không hề có rễ. Giá đỗ mà nhiễm những hóa chất này sẽ tăng nguy cơ ung thư nghiêm trọng, rất nguy hiểm cho người dùng. Những loại này thậm chí người bán còn không dám ăn. Vì thế đừng mua những giá đỗ này nhé. Giá đỗ nên chọn loại vừa phải, có rễ, thân gầy. Ăn giá đỗ nên chần qua nước sôi vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn trong quá trình ủ.
Rau củ bị héo, mốc một phần
Dù chỉ héo mốc một phần nhưng những vi khuẩn và bào tủ nấm mốc có thể đã lây lan ra cả cây. Do đó dù bạn có cắt bỏ phần héo cũng không còn an toàn. Khi mua về để lẫn thực phẩm sạch còn làm nhiễm độc lây lan sang. Nếu người bán có cho cũng đừng nên lấy bởi bạn không biết được nấm mốc đó đã lây lan mức nào. Độc tốt aflatoxin trong rau củ quả nấm mốc rất nguy hiểm, có thể làm tổn thương trực tiếp đến tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử, gây ung thư gan.Gừng thối, gừng đã mọc mầm.
Gừng mọc mầm hoặc thối một góc
Gừng khi còn tươi là một gia vị tốt cho sức khỏe là bài thuốc tốt nhưng khi thối sẽ có chứa một lượng nhỏ safrole - đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản. Ở những củ gừng bị thối sẽ có chất độc này và chúng có thể lan ra toàn bộ củ gừng nên việc cắt bỏ đoạn thối đi cũng không đảm bảo an toàn cho bạn. Do đó đừng nên dùng loại gừng này, và khi chúng mọc mầm mốc thì cần dọn vệ sinh khu để tránh để chúng nhiễm sang thực phẩm khác.