Vì sao hoàng đế Trung Hoa dù ăn sung mặc sướng nhưng lại sống không quá 40 tuổi?

( PHUNUTODAY ) - Theo thống kê từ các ghi chép lịch sử, các vị hoàng đế Trung Hoa xưa đều có tuổi thọ trung bình không quá 40 tuổi. Nguyên nhân vì sao?

Hoàng đế là bậc chí tôn, là chân mệnh thiên tử nên mọi vinh hoa phú quý đều dành cho ngài. Thế nhưng, theo thống kê từ các ghi chép lịch sử, các vị hoàng đế Trung Hoa xưa đều có tuổi thọ trung bình không quá 40 tuổi. Dưới đây là những nguyên nhân lý giải hoàng đế Trung Hoa dù ăn sung mặc sướng nhưng lại có tuổi thọ ngắn ngủi.

1. Âm mưu ám sát hoàng đế

u7alrpsefphs5tpccwpa5go9x0jdscdx

Nhiều vị hoàng đế Trung Hoa băng hà trong độ tuổi 40 là do các âm mưu đầu độc hay ám sát. Hoàng đế là người nắm trong tay quyền lực tuyệt đối, vị trí mà rất nhiều người ao ước. Chính vì vậy, ngài thường trở thành mục tiêu của nhiều người trong việc tranh giành quyền lực. Các cuộc tranh đoạt ngai vàng diễn ra vô cùng khốc liệt. Thậm chí, có vị vua bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng buộc phải tự sát như hoàng đế Sùng Trinh.

2. Do di truyền

Người xưa chưa có khái niệm về hậu quả của các mối quan hệ cận huyết, đặc biệt trong hoàng tộc, họ lại cho rằng cần phải giữ gìn huyết thống và không muốn trà trộn dòng máu của các gia tộc khác. Vì thế, các mối hôn sự cận huyết giữa anh chị em ruột trong hoàng tộc thường xuyên diễn ra.

Ngày nay, khoa học đã chỉ ra, hôn nhân cận huyết sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm sức khỏe và tỷ lệ mắc các bệnh lý di truyền, làm suy thoái chất lượng nòi giống. Trẻ được sinh ra từ cuộc hôn nhân cận huyết rất dễ mắc các bệnh dị dạng về xương, thiểu năng trí tuệ, phình to bụng, bạch tạng, tan máu bẩm sinh, thiếu men G6PD, hồng cầu liềm,... và nguy cơ tử vong là rất lớn. Cứ như thế, những bệnh lý này di truyền đến các thế hệ sau và kết quả là dần dần nòi giống sẽ bị suy thoái.

Đặc biệt, những đứa trẻ được sinh ra từ cha mẹ cùng huyết thống có tới 50% mang gen bệnh và 25% khả năng bị mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh di truyền). Bệnh lý này hiện chưa có biện pháp điều trị khỏi, chi phí trị bệnh vô cùng tốn kém và người bệnh sẽ phải điều trị cả cuộc đời nên trở thành gánh nặng cho cả xã hội và gia đình, khiến thế hệ tương lai phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề.

Thời cổ đại cho thấy, nhiều hoàng đế mắc phải các vấn đề về thể chất và di truyền như bệnh tật, dị tật bẩm sinh và chậm phát triển trí tuệ, những điều này có thể đã rút ngắn tuổi thọ của họ.

3. Do nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe

Khinh-thuong-goi-hoang-de-la-tre-ranh-Hoa-Than-ganh-hoa-sat-than-1cf8aa0fab244591b096695138f3b091-1569310166-width1280height865

Các hoàng đế để có thể trị vì một quốc gia cần phải xử lý rất nhiều vấn đề chính sự. Vì công việc quá nhiều nên nhiều vị hoàng đế không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Hơn nữa, họ còn phải thường xuyên lo lắng đến an nguy của bản thân cũng như làm sao để giữ vững ngai vàng của mình mà không bị lật đổ. Áp lực công việc và tinh thần đã khiến các vị hoàng đế ngày càng suy kiệt và qua đời khi tuổi chưa quá 40.

Nhiều vị vua còn ham mê tửu sắc, ngày ngày đắm chìm trong các buổi tiệc rượu, hoan lạc với hàng nghìn mỹ nhân. Lối sống hoang dâm vô độ khiến cho nhiều vị hoàng đế qua đời sớm vì cơ thể lao lực quá độ.

4. Do môi trường sống

Các vị hoàng đế thường sống trong các cung điện kín đáo để phòng tránh bị kẻ gian ám hại. Tuy nhiên, sự kín đáo này lại khiến cho việc lây lan bệnh dịch dễ dàng phát tán hơn, sức đề kháng của con người kém đi, khó chống lại bệnh tật mặc dù có được ăn ngon, mặc đẹp.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link