Vì sao người dân phố cổ chấp nhận sống chen chúc, chật chội chứ không chịu chuyển đi?

13:30, Thứ năm 18/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Có rất nhiều dự án giãn dân dành cho người dân phố cổ nhưng quả thực họ không hề mặn mà. Vì sao họ vẫn muốn sống ở phố cổ?

Chỉ cần nhìn vào những bức ảnh, người ta có thể dễ dàng nhận ra cuộc sống bí bách, chật chội của cư dân sống ở phố cổ Hà Nội. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là tại sao họ lại không dọn đi nơi khác sau nhiều năm sống trong hoàn cảnh như vậy?

Đằng sau cảnh vật sầm uất và náo nhiệt của các hoạt động buôn bán trên phố cổ Hà Nội là những con ngõ hẹp, những ngôi nhà mục nát đã trở thành nơi cư trú của nhiều người suốt mấy chục năm qua. Đó là những con hẻm sâu thẳm, chỉ đủ chỗ cho một người đi qua. Bước vào mỗi con hẻm nhỏ là như bước vào một con đường tối tăm, nơi mà ánh sáng mặt trời không thể tiếp cận được.

Vì sao người dân phố cổ chấp nhận sống chen chúc, chật chội chứ không chịu chuyển đi?

Ít ai có thể tưởng tượng được rằng trong những con hẻm hẹp ấy lại tồn tại những con người sống chấp nhận cảnh sống bên trong, với sự u ám và ẩm ướt. Tuy nơi đây chật chội và ngột ngạt, nhưng người dân phố cổ Hà Nội lại không muốn rời đi vì những lý do sau đây.

Vị trí gần trung tâm và khả năng kiếm tiền dễ dàng được xem là những lý do quan trọng khiến người dân không muốn rời khỏi phố cổ. Chị Trần Thị Nga, cư dân tại phố Hàng Bạc, thẳng thắn cho biết: "Vì sao người nông thôn thích đến Hà Nội làm việc? Vì sao sinh viên mới ra trường đều muốn ở lại Hà Nội, không về quê? Đó đều vì Hà Nội là nơi dễ kiếm tiền và dễ tiêu tiền."

Vị trí gần trung tâm và khả năng kiếm tiền dễ dàng được xem là những lý do quan trọng khiến người dân không muốn rời khỏi phố cổ.

Vị trí gần trung tâm và khả năng kiếm tiền dễ dàng được xem là những lý do quan trọng khiến người dân không muốn rời khỏi phố cổ.

Chị Nga nhấn mạnh rằng, nếu người dân các quận ven Hà Nội có thể kiếm được số tiền X, thì ở phố cổ Hà Nội họ có thể kiếm được gấp 10 lần số đó. Điều này là lý do chính khiến nhiều người thích sống ở phố cổ, dù không gian sống hẹp hòi và không luôn sạch sẽ.

Chị Nga tiết lộ rằng, hàng xóm của chị đã từng bán nhà và chuyển đến vùng ven nhưng hiện đang cảm thấy hối hận với quyết định này. Họ chuyển đến khu Bắc Từ Liêm, nơi có không gian rộng hơn so với phố cổ, mở cửa hàng ăn nhưng thu nhập lại ít hơn nhiều so với khi ở phố cổ.

Chị Nga chia sẻ thêm về những gia đình hàng xóm khác, như gia đình ông A bán nước ở đầu phố để nuôi con đi du học, và bà B cho thuê cửa hàng nhỏ mà vẫn có thu nhập ổn định hàng tháng, dù không lớn nhưng đủ để sống.

Tại phố cổ Hà Nội, có những công việc như bán hàng, dịch vụ mà ban đầu dường như đơn giản nhưng lại mang lại thu nhập khá cao. Việc kiếm tiền dễ dàng và tiêu tiền nhanh chóng, cùng với nhịp sống sầm uất và hối hả tại đây, là những lý do chính khiến người dân đã quen với cuộc sống ở đây không muốn chuyển đi.

"Ở đây ra ngõ là gặp hàng quán, mọi thứ đều có thể được gọi đến tận nhà chỉ bằng một cú điện thoại. Còn về giải trí, có rạp chiếu phim, trung tâm thương mại và các khu vui chơi quanh hồ Hoàn Kiếm. Phố cổ Hà Nội không chỉ có không gian sống đa dạng mà còn có không khí đông vui, sầm uất, đậm chất Hà Nội", chị Nguyễn Thu Huệ, cư dân tại phố Hàng Bạc, chia sẻ.

Chị Huệ cho biết thêm rằng ít người có ý định rời phố cổ vì kỳ vọng giá đất ở đây sẽ tiếp tục tăng. Đất ở các khu vực như Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bạc, Cầu Gỗ... hiện đã có giá gần nửa tỷ đồng/m2. Mặc dù thị trường bất động sản đang ảm đạm, nhưng những khu vực "đất vàng" ở trung tâm quận Hoàn Kiếm vẫn không hề mất đi sức hút.

Chị Huệ cho biết thêm rằng ít người có ý định rời phố cổ vì kỳ vọng giá đất ở đây sẽ tiếp tục tăng.

Chị Huệ cho biết thêm rằng ít người có ý định rời phố cổ vì kỳ vọng giá đất ở đây sẽ tiếp tục tăng.

Với ví dụ cụ thể, cách đây không lâu, một m2 đất tại phố Hàng Khay đã được bán với giá hơn 500 triệu đồng, dù đó chỉ là một cửa hàng bán thiết bị số. Gia đình chị Huệ từ chối bán bất chấp lời đề nghị, và sau đó giá đất tăng lên gần 700 triệu đồng/m2. "Cho thuê cửa hàng, dù thu nhập mỗi tháng chỉ hơn chục triệu đồng, không cao, nhưng ổn định và đủ để sống ở Hà Nội, nên chúng tôi chưa có ý định bán đất", chị chia sẻ.

Theo các cư dân phố cổ, dù có đề án giãn dân nhưng các phương án hậu giãn dân vẫn còn nhiều bất định. "Nếu phải di dời, chúng tôi sẽ ở đâu, làm nghề gì, sống như thế nào, và hỗ trợ ra sao... đó là những câu hỏi mà ai cũng muốn được giải đáp nếu chấp nhận di dời", anh Nguyễn Công Hùng, 35 tuổi, một cư dân tại phố cổ, chia sẻ.

Theo ông, chỉ những người già, lớn tuổi mới mong ước được sống ở ngoại thành, rời xa khỏi cuộc sống sầm uất của phố cổ. "Với người trẻ như chúng tôi, xa phố cổ, không biết sẽ sống như thế nào?", ông chia sẻ với nỗi ngậm ngùi.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Quỳnh Trang