Vì sao nói ăn mì gói - nạp hóa chất vào cơ thể?

15:00, Chủ nhật 22/11/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Vì sao nói ăn mì gói - nạp hóa chất vào cơ thể, bạn có thắc mắc điều đó?

Hiện nay, cuộc sống bận rộn, nhiều người chọn mì tôm là bữa sáng thường xuyên, thậm chí có những lúc mì tôm "đóng thế" là bữa chính cho cả gia đình.

Trong khi đó, thành phần chủ yếu của mì là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh. Việc ăn mì nhiều, thường xuyên, sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, kể cả những gói mỳ cao cấp. Dưới đây là những tác hại của mì tôm có thể gây bệnh cho cơ thể:

nguy hại từ mì tôm
Nhiều người chọn mì tôm là bữa sáng thường xuyên.

Hại gan, thận

Theo Boldsky, khi sản xuất mỳ ăn liền, người ta thường bổ sung các chất giữ ẩm, chất chống đông (như propylene glycol) để bảo quản mỳ được lâu hơn. Các hóa chất độc hại này khi vào cơ thể sẽ gây áp lực lớn cho gan và thận. Lâu ngày, các tổn thương tích tụ có thể dẫn đến các bệnh gan, thận nghiêm trọng.

Lão hóa sớm

Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng. Thực phẩm chứa dầu sau khi bị mốc hỏng sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng, sinh ra lipid peroxide, nếu nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể suốt thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzym quan trọng của cơ thể, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Vì vậy, cần chú ý khi ăn mì ăn liền. Nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng hoặc quá hạn sử dụng thì nên bỏ đi chứ không cố ăn, sẽ gây hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân ung thư

Là một loại thực phẩm chế biến sẵn với nhiều phụ gia, mỳ ăn liền cũng là một trong những nguyên nhân gây ưng thư. Đặc biệt, các loại mỳ ăn liền cốc, bát chứa nhiều hóa chất độc hại hơn do tiếp xúc với bao bì nhựa không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Giảm trao đổi chất

Các thành phần tạo hương vị, tạo màu và chất bảo quản của mỳ ăn liền rất khó tiêu hóa, chúng có thể tích tụ và trở thành độc tố trong cơ thể. Sợi mỳ ăn liền được bao phủ một lớp sáp (mỡ) để ngăn chúng dính vào nhau. Lớp sáp này bám vào thành ruột, thàng dạ dày gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy bụng.

Các chất này cản trở hoạt động trao đổi chất của cơ thể, khiến chất béo tích tụ và gây béo phì. Đây là nguyên nhân khiến người ăn nhiều mỳ ăn liền béo bệu nhưng luôn cảm thấy thiếu sức sống.

Tại sao người ta gọi mì ăn liền là
Tại sao người ta gọi mì ăn liền là "sát thủ thầm lặng"?
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Mì ăn liền là món ăn hết sức phổ biến với chúng ta, nhưng bạn có biết nó cũng chính là một trong những "sát thủ thầm lặng"!
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link