Chở hàng dễ bốc cháy
Pin Li-on, thường được sử dụng trong máy tính xách tay hoặc điện thoại di động, dễ bị nóng chảy tới mức có thể bốc cháy thành ngọn lửa. Trường hợp này hiếm xảy ra nhưng đã có một số pin như vậy bị thu hồi.
Trả lời tại một cuộc họp báo vào hôm 21/3, các nhà chức trách Malaysia cho biết khoang hàng hóa trên chiếc máy bay mất tích đang được điều tra nhưng các nhà chức trách không xem pin Li-on là mối mối nguy hiểm vì các quy định tiêu chuẩn đã được ghi trên bao bì trước khi vận chuyển.
MH370 của Malaysia Airlines đã chở một số pin Li-on trong khoang hàng hóa. |
"Chúng không bị xem là hàng hóa nguy hiểm và đã được đóng gói theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế", CEO của Malaysia Airlines, Ahmad Jauhari Yahya nói.
Hiệp hội Vận tải Quốc tế ước tính có hơn 1 tỷ cục pin Li-on được vận chuyển bằng đường hàng không mỗi năm.
Công tác tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích vẫn chưa thu được kết quả khả quan bởi thông tin sai lệch và những tín hiệu khó lý giải kể từ khi nó biến mất khỏi màn hình radar vào hôm 8/3, với 239 người khi đang bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh.
Gần 2/3 hành khách trên chuyến bay là người Trung Quốc và người thân của họ đã tỏ ra bất mãn với cách giải quyết của Malaysia.
Phát biểu trước Quốc hội tại Canberra hôm thứ Năm (20/3), Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết hai vật thể trôi nổi ở phía nam Ấn Độ Dương được nhìn thấy trên vệ tinh có thể là của MH370.
Mặc dù các hình ảnh vệ tinh quá mơ hồ để xác nhận đó có phải mảnh vỡ của chiếc Boeing 777-200 hay không, Malaysia và Australia nói rằng cho tới nay chúng là những manh mối đáng tin cậy trong việc tìm kiếm máy bay mất tích.
"Vật thể trôi nổi có thể từ thân, cánh máy bay mất tích"
Một nguồn tin từ hải quân Mỹ cho biết, các vật thể lạ xuất hiện trong ảnh vệ tinh và radar mà Úc gọi là “đầu mối đáng tin cậy” trong cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 có thể là các phần thân và cánh của chiếc máy bay mất tích.
Hãng tin Xinhua ngày 20/3 dẫn một chuyên gia về vực điện hàng không hàng hải từ căn cứ hải quân Yokosuka (Nhật Bản) cho hay các vật thể nhỏ hơn đã được phát hiện quanh 2 vật thể lớn hơn vốn được Úc thông báo, dài 24 m và 5 m. Các vật thể nhỏ hơn cũng có thể là các mảnh vỡ từ máy bay.
Các binh sĩ trên một trực thăng C-130J Hercules của Úc tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia. |
Theo nguồn tin trên, nếu các vật để được xác định là các bộ phận của chuyến bay MH370 thì điều đó chứng tỏ chiếc Boeing 777-200 có thể đã thực hiện một cú hạ cánh mềm thay vì đâm bổ nhào xuống biển vì các mảnh vỡ không bị phân tán rải rác.
Chuyên gia trên nói thêm rằng các bức ảnh vệ tinh được xem là “có độ tin cậy cao”.
Trước đó, giới chức Úc cho biết họ đã phát hiện 2 vật thể trôi nổi trong các bức ảnh vệ tinh có thể liên quan tới chiếc máy bay mất tích ở nam Ấn Độ Dương, nằm cách thành phố Perth khoảng 2.500 km về phía tây nam.
Tuy nhiên, cho tới ngày 21/3, các tàu và máy bay tham gia cuộc tìm kiếm vẫn chưa phát hiện các vật thể nào khả nghi nào ở vùng biển nơi 2 vật thể trên được vệ tinh ghi hình.
Cơ quan an toàn hàng hải Úc (AMSA) vào chiều 20/3 cho biết một máy bay Orion của không quân hoàng gia Úc được phái tới hiện trường đã không tìm thấy mảnh vỡ khả khi nào vì trời nhiều mây và có mưa.
Hãng tin ABC News cũng cho biết, một máy bay P-8 của hải quân Mỹ hôm qua đã quay trở lại thành phố Perth sau khi tìm kiếm các mảnh vỡ tại khu vực khả nghi nhưng không phát hiện được gì.