WHO công nhận 5 thực phẩm tàn phá gan, thận, nội tạng khốc liệt nhất: Con đường tắt đến phòng xạ trị

14:33, Thứ bảy 05/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Những món ăn này dù rất phổ biến và ngon miệng, nhưng lại hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Trên mâm cơm của mọi gia đình thường có một số món ăn dù rất hấp dẫn, đưa cơm nhưng lại không hề tốt cho sức khỏe. Ví dụ như món cá muối, cá khô, đây là món được nhiều người yêu thích, nhưng nó lại chứa rất nhiều chất độc hại.

Đã từng có trường hợp một người phụ nữ vì thường xuyên ăn những thực phẩm này mà mang bệnh nặng.

Người phụ nữ nói trên là bà Đoán (54 tuổi, ở Trung Quốc). Vào khoảng 6 tháng trước, bà Đoán chuyển từ quê lên Hàng Châu sống cùng con gái. Ở nhà, cá khô là món ăn thiết yếu hàng ngày, trên bàn ăn của gia đình bà còn thường xuất hiện món dưa muối.

Cho đến tháng trở lại đây, bà Đoán thấy tai trái của mình đột nhiên bị “ngạt”, nghe kém, tưởng chỉ là vấn đề nhỏ như viêm tai giữa, uống một số loại thuốc có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, khi đến bệnh viện khám thì bác sĩ phát hiện bà bị tràn dịch màng nhĩ tai giữa.

Kiểm tra thêm CT vòm họng phát hiện “khoang mũi họng trái” , đồng thời tiến hành chụp MRI vòm họng nâng cao, kết quả cho thấy bà Đoán bị ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn giữa, có hủy xương ngoại vi.

Qua tìm hiểu thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ cho biết căn bệnh nan y bà Đoán mắc phải có liên quan đến món cá khô và dưa muối mà bà vẫn sử dụng thường xuyên.

2

Vậy tại sao món cá khô, dưa muối lại tàn phá gan thận, gây bệnh nặng?

- Về món cá khô: Bác sĩ cho biết, trong món cá khô có chứa N-nitrosamine, một chất cực hại sức khỏe, khong những làm hại gan, thận mà còn đường ruột, hệ tiêu hóa, thậm chí dẫn tới K vòm họng.

Đặc biệt, nhiều nơi khi làm cá khô thường ướp cực kỳ nhiều muối, điều này sẽ làm món ăn này càng thêm độc hại.

- Về món dưa muối" Trong dưa muối và các sản phẩm muối chua khác sẽ chứa nhiều nitrit, khi kết hợp với các sản phẩm phân hủy protein trong dạ dày sau khi con người ăn tạo thành chất cực kỳ độc hại, ăn nhiều dễ sinh bệnh.

Ngoài cá khô, dưa muối, nhưng thực phẩm sau cũng được xếp vào hàng không tốt nếu ăn quá nhiều.

Thịt đỏ

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa nổi tiếng BMC Medicine cho thấy, trong thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) có một phân tử carbohydrate được gọi là Neu5Gc, làm tăng các kháng thể liên quan trong cơ thể người và kháng thể này nhắm vào Neu5Gc làm tăng nguy cơ mắc bệnh nan y.

Chuyên gia khuyến cáo lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng ngày không nên vượt quá 80 gam và 500 gam/tuần. Ngoài ra, nên chọn thịt nạc khi ăn, tránh chiên và quay, hầm để có thể duy trì dinh dưỡng của thịt đỏ và cũng giúp tiêu hóa.

Thực phẩm bị mốc

Chất aflatoxin có thể xuất hiện trong thực phẩm bị mốc được xếp vào loại chất gây K loại 1 ngay từ năm 1993. Thậm chí chất này cực kỳ độc hại, gấp 10 lần kali clorua, 68 lần arsen, gấp 70 lần metylnitrosamin. Aflatoxin phá hủy gan rất mạnh, ăn phải aflatoxin sẽ tàn phá gan khủng khiếp.

Khi thấy thực phẩm có dấu hiệu mốc, đừng tiết kiệm cố ăn mà hại thân.

Thức ăn quá nóng

Các loại đồ ăn và uống nóng trên 65 ° C cũng được xếp vào nhóm hại thân.  Một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế tại The Lancet Oncology cho thấy ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia và khu vực khác, người dân có thói quen uống cà phê và trà ở mức 65 ~ 70 ℃ . Nguy cơ K thực quản tăng lên.

Nguyên nhân được chỉ ra là nhiệt độ của khoang miệng và thực quả được duy trì ở mức 37 độ. Nếu ăn uống đồ vượt quá mức này sẽ làm lớp niêm mạc bị tổn thương, dễ mắc bệnh.

Đồ nướng

Chất benzopyrene tạo ra từ thịt nướng được xếp vào loại chất gây bệnh nan y loại 1. Nhiều thực phẩm nướng và hun khói có chứa hydrocacbon thơm đa vòng và amin dị vòng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tiêu thụ lâu dài thực phẩm chứa nhiều benzopyrene sẽ rất hại gan và phổi.

Vì thế, không nên nướng ở nhiệt độ cao hoặc nướng trực tiếp trên lửa than, nếu muốn ăn xiên que thì có thể chọn nướng bằng điện, ăn kèm với rau củ quả tươi tốt nhất có thể giúp tiêu hóa tốt và giảm bớt các tác hại của thịt nướng. Khi nấu ăn tại nhà, cần chú ý thông gió và hút khói ra ngoài để giảm lượng benzopyrene trong khói dầu hít vào cơ thể.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo