Quái chiêu khủng bố tinh thần, tống tiền qua... điện thoại

15:09, Chủ nhật 12/10/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Từ tháng 5 đến tháng 8/2014, Công an Hà Nội đã xác định được 20 người ở Hà Nội và các tỉnh là nạn nhân của bọn lừa đảo...

“Hăm dọa” qua điện thoại để móc tiền

Theo tin tức trên trang An ninh tiền tệ, vào tháng 8/2014 phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) - Công an TP.HCM đã bắt giữ Liu Tsung Chih (35 tuổi, người Đài Loan) nghi can cầm đầu đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại.

lừa đảo, xã hội, công an, cảnh sát, gia đình
Quái chiêu khủng bố tinh thần, tống tiền qua... điện thoại.

Với thủ đoạn dùng thiết bị viễn thông công nghệ cao, giả là công an, viện kiểm sát… gọi điện đến những số điện thoại cố định tại Việt Nam để hù dọa những người đang bị điều tra vì tham gia băng nhóm tội phạm, muốn chứng minh trong sạch nạn nhân phải chuyển vào tài khoản của công an để phục vụ công tác điều tra.

Khi nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản sẽ bị chúng rút tiền ngay để chiếm đoạt, hoặc chia nhỏ vào nhiều tài khoản khác nhau rồi chuyển ra nước ngoài để thực hiện việc rút tiền.

Mặc dù đây là chiêu trò không mới, nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”. Hầu hết các vụ có liên quan đến người hoặc nhóm người nước ngoài mang thiết bị vào Việt Nam thực hiện hành vi lừa đảo.

Từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8/2014, Công an Hà Nội đã xác định được 20 người ở Hà Nội và các tỉnh là nạn nhân của bọn lừa đảo với số tiền bị chiếm đoạt lên tới 3,5 tỉ đồng. Trong đó, riêng tại địa bàn Hà Nội, có ít nhất 3 bị hại bị chiếm đoạt số tiền lớn từ 500 triệu đồng đến 800 triệu đồng.

Những cuộc gọi hầu như liên quan đến các tổng đài từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP (một công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP), do kẻ xấu sử dụng công nghệ cao và thiết bị thông tin trái phép để thực hiện. Khi hiển thị trên màn hình, những số điện thoại này bắt đầu từ mã quốc gia (+83), nhưng người nghe đã nhầm tưởng, chỉ căn cứ vào những số cuối, trùng với số điện thoại có thật tại Việt Nam.

Để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng, các thuê bao cần hết sức cảnh giác, không mắc lừa kẻ xấu khi nhận được các cuộc gọi đến có dấu hiệu quấy rối, mạo danh nhà mạng hoặc công an và ép buộc, đe dọa... không làm theo chúng dẫn dụ.

Chiêu lừa "bá đạo" chiếm đoạt 720 triệu đồng qua điện thoại

Báo Đầu tư đưa tin, vào tháng 6, người đàn ông tên Đ., 70 tuổi, cán bộ hưu trí ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đến công an trình báo sự việc: Khoảng 9h ngày 23/6, khi đang ở nhà một mình, ông Đ. nhận được điện thoại gọi vào số cố định.
Đầu dây bên kia, giọng phụ nữ giới thiệu là nhân viên VNPT, thông báo cước điện thoại tháng 6 của gia đình ông sử dụng là 8.930.000 đồng.
Giật mình vì số tiền cước điện quá lớn, khi ông Đ. thắc mắc thì đầu dây bên kia hướng dẫn ông bấm thêm phím số “9” để kết nối tới cơ quan công an hòng làm rõ sự việc.

Làm theo hướng dẫn, đầu dây bên kia là một nam giới nói giọng miền Nam, yêu cầu ông Đ. cung cấp số điện thoại di động. Khi số máy của người đàn ông kia gọi đến, trên màn hình điện thoại của ông Đ. hiển thị số gọi đến là (+83) 92311xx.

Người đàn ông tiếp tục hướng dẫn ông Đ. kiểm tra số điện thoại 083.92311xx qua tổng đài 1080 để biết mình đang làm việc với cơ quan công an.

Ông Đ. gọi 1080 kiểm tra, được trả lời số máy 083.92311xx là của một đơn vị Công an tại TP Hồ Chí Minh nên đã vội tin đầu dây bên kia là một cán bộ công an.

Tiếp đó, ông Đ. được chuyển điện thoại để nói chuyện với một người tự xưng là điều tra viên của “Đội điều tra ma túy” đang điều tra một đường dây ma túy xuyên quốc gia.

Kẻ cầm đầu đường dây ma túy này đã sử dụng một số tài khoản tại ngân hàng vào các phi vụ mua bán hàng trăm bánh heroin, nên cơ quan công an cần làm rõ những người liên quan. Và trong số những người liên quan đó có ông Đ.
Nghe đến đây, ông Đ. phát hoảng và cố gắng làm mọi điều theo chỉ dẫn để chứng minh mình vô can.

Ông này thật thà khai báo về số tiền 720 triệu đồng ông gửi tại ngân hàng và khẳng định đó là tiền sạch do cả đời ông tiết kiệm được, không liên quan gì đến tội phạm ma túy.

Ở đầu dây bên kia, người đàn ông tự xưng là cán bộ điều tra đề nghị ông Đ. chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm trên vào tài khoản của cơ quan công an để "phục vụ việc điều tra". Kèm theo đó là yêu cầu ông Đ. phải đảm bảo bí mật điều tra, không được cho ai biết về sự việc...

Là một cán bộ về hưu, liên tục bị đưa vào những tình thế chưa từng gặp, ông Đ. đã hoảng sợ và dễ dàng bị nhóm tội phạm điều khiển.
Trong suốt quá trình liên lạc qua điện thoại với “cán bộ điều tra”, ông Đ. đã tuân thủ mọi yêu cầu. Khi hoàn tất việc chuyển tiền, ông Đ. mới giật mình biết mình bị lừa. Cố gọi lại số máy có đầu (+83), ông Đ. đã không thể liên lạc được.

Quá trình điều tra, xác minh các vụ việc cho thấy, những cuộc gọi trên đều có liên quan đến các tổng đài từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP (một công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP), do kẻ xấu sử dụng công nghệ cao và thiết bị thông tin trái phép để thực hiện.
Khủng bố tinh thần tống tiền qua điện thoại

Thông tin Trên báo An ninh Thủ đô cho biết, vào 14h30 ngày 7/4, bà N.T.A (58 tuổi), người nhà một cán bộ cao cấp ở quận Thanh Xuân nhận được cuộc điện thoại tổng tiền.

Đối tượng lừa đảo cho biết con trai bà đang nợ nhóm này 300 triệu đồng. Đối tượng ép gia đình phải chuyển ngay số tiền trên cho chúng, nếu không con trai bà A sẽ bị cắt dần gân chân, tay cho đến chết.

Sau đó, bà A nhận được một dãy số tài khoản do đối tượng lạ cung cấp qua điện thoại và ép ra ngay ngân hàng gần nhất nộp tiền vào tài khoản cho chúng. Kẻ lạ mặt yêu cầu bà A không được ngắt liên lạc, phải nối thông máy điện thoại di động với chúng trong suốt thời gian thực hiện giao dịch tại ngân hàng. Nếu bà A làm trái những yêu cầu trên, con trai sẽ bị hành hình ngay tức khắc.

Từ lúc nhận được điện thoại của người lạ cho đến khi chúng yêu cầu bà A mang tiền ra ngân hàng nộp vào tài khoản diễn ra trong 1 giờ đồng hồ.

Bà A cuống cuồng xoay xở số tiền 300 triệu đồng, rồi giấu mọi người trong nhà, nhờ con rể đưa đến một ngân hàng ở quận Thanh Xuân. Nghe bà A thông báo số tài khoản, nhân viên ngân hàng thấy lạ vì dãy số này thuộc sở hữu của một tài khoản ở nước ngoài và hỏi lại xem bà A có nhầm lẫn không? Vì lo lắng cho số phận của con trai, bà A nói với nhân viên ngân hàng không có gì sai sót và đề nghị họ gửi nhanh số tiền 300 triệu đồng vào tài khoản trên.

Khi nhân viên ngân hàng thông báo giao dịch đã thành công, bà A mới cảm thấy yên tâm và bảo người nhà đưa về. Vừa về đến cửa, bà A thấy con trai đang… ngồi trong nhà. Đến lúc này, cả nhà mới biết chuyện và đến cơ quan CSĐT quận Thanh Xuân trình báo.

Trong quá trình làm rõ vụ việc, lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH - CA quận Thanh Xuân đã xác định được số điện thoại di động gọi cho bà A là số điện thoại từ Trung Quốc gọi về Việt Nam. Chủ tài khoản bà A gửi tiền vào thông qua ngân hàng được xác định là một công dân Trung Quốc. Rất may, do thông tin kịp thời nên khi CA quận Thanh Xuân phối hợp với Công an tỉnh Lạng Sơn vào cuộc, bọn xấu mới rút được gần 80 triệu đồng tại một ngân hàng ở Bằng Tường (Trung Quốc).

Được biết, CQĐT đã phát hiện và tạm giữ một đối tượng liên quan đến vụ việc, khi đang có ý định rút tiền từ tài khoản mà bà A gửi vào 300 triệu đồng, theo yêu cầu của những kẻ tống tiền.

lừa đảo, xã hội, công an, cảnh sát, gia đình
Chiêu trò săn "con mồi" của công ty đa cấp Hoàng Kim Thế Gia
"Bậc thầy" của các công ty đa cấp luôn tìm mọi thủ đoạn để vét cả số "tiền còi" từ vài chục ngàn của học sinh, sinh viên.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link