Virus Zika là gì?
Virus Zika là một loại virus nhiệt đới mới, đang hoành hành ở châu Mỹ và có nguy cơ lan rộng toàn cầu.
Virus Zika được phát hiện từ năm 1947 tại rừng Zika, Uganda. Tuy khá phổ biến ở châu Phi cũng như châu Á nhưng Zika lại không phát triển mạnh ở các quốc gia nằm ở Tây bán cầu. Cho tới tháng 5/2015, nó bất ngờ bùng phát ở Brazil.
Đến thời điểm hiện tại, khi hầu hết dân số trong khu vực này chưa từng mắc bệnh và rất ít người có hệ thống miễn dịch đủ khả năng chống lại Zika thì Zika càng được đà phát triển mạnh mẽ.
Hàng triệu người sống trong vùng nhiệt đới của châu Mỹ có thể đã mắc bệnh.
Trên thực tế, virus Zika không gây triệu chứng hay các hậu quả lâu dài trong hầu hết trường hợp. Có đến 80% người nhiễm virus Zika mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Nhưng hiện nay, nó đang tấn công vào phụ nữ mang thai, và đó là điều các nhà khoa học đang tập trung tìm hiểu, giải quyết.
Virus Zika lây truyền như thế nào?
Virus Zika do muỗi Aedes truyền bệnh. Loài muỗi này nguy hiểm ở chỗ, nó sinh trưởng rất mạnh, bất kể trong những môi trường nước bé nhỏ như nắp chai lọ. Nó đốt người vào buổi sáng và chiều tối, chứ không đốt về đêm.
Một loài khác trong chi Aedes, là loài Aedes Albopictus ở châu Á, cũng được cho là 1 nguyên nhân lan truyền virus Zika, nhưng chưa có bằng chứng thật rõ ràng. Loài muỗi này cũng có tại New York và Chicago, Mỹ vào mùa hè.
Muỗi đốt là con đường truyền bệnh chủ yếu của dịch bệnh |
Mặc dù Zika được xác định là lây truyền chủ yếu do muỗi vằn đốt, nhưng theo The New York Times, cũng đã có báo cáo cho thấy Zika có thể lây lan khi truyền máu hay quan hệ tình dục. Đã có trường hợp tìm thấy virus Zika trong tinh dịch.
Vì sao Zika được gọi là virus "ăn não trẻ em"?
Nghi vấn Zika gây ra tật đầu nhỏ chỉ mới được đặt ra tháng 10/2015 khi các bác sỹ ở Brazil nhận thấy có nhiều trẻ gặp phải hiện tượng này.
Ở những trẻ em này, người ta thấy phần đầu bị teo nhỏ bất thường và não cũng bị teo nhỏ.
Vì thế, mặc dù các nhà khoa học chưa kết luận cuối cùng rằng virus Zika là nguyên nhân chính, họ cho rằng có thể là do nhiều virus khác tác động đồng thời, nhưng Zika vẫn được xem là virus "ăn não trẻ em".
Hậu quả ở các trẻ nhỏ có thể khác nhau. Và việc tìm ra nguyên nhân đằng sau tật đầu nhỏ giúp các bác sỹ đưa ra dự đoán đối với tình trạng bệnh của trẻ sơ sinh.
Làm cách nào để biết đã mắc virus Zika hay chưa?
Cho tới thời điểm hiện tại, virus Zika vẫn chưa được xem là mối lo ngại do các triệu chứng thường không rõ ràng.
Để kiểm tra cơ thể có nhiễm Zika hay chưa, cần gửi mẫu máu hoặc mô từ tuần đầu tiên nhiễm virus tới các phòng thí nghiệm được trang bị đủ phương tiện, giúp phát hiện Zika thông qua các xét nghiệm phân tử phức tạp.
Nhiễm Zika trong quá trình mang thai nguy hiểm đến mức nào?
Thời gian nguy hiểm nhất là 3 tháng đầu thai kỳ - cũng là khi hầu hết phụ nữ không biết mình đã mang thai. Các chuyên gia cũng chưa biết làm thế nào virus xâm nhập nhau thai và ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ thai nhi.
Dịch bệnh Zika diễn biến phức tạp |
Có biện pháp điều trị hay không?
CDC không đưa ra loại thuốc nào để điều trị khi nhiễm virus Zika. Do các triệu chứng thường nhẹ với người bình thường, và chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Mọi người có thể tự bảo vệ bằng cách nào?
Hiện chưa có vacxin ngừa virus Zika. Tuy đã có các công trình nghiên cứu nhằm tìm ra vacxin này nhưng còn mất nhiều năm cũng như chi phí hàng trăm triệu USD cho việc thử nghiệm.
Và cũng chưa có cách nào để triệt để phòng trừ muỗi đốt, vì thế CDC đưa ra khuyến cáo phụ nữ có thai không nên đi đến vùng có virus Zika, và những phụ nữ dự định có thai thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi đi.
Khách du lịch tới các quốc gia có virus thì được khuyến cáo tránh hoặc giảm thiểu muỗi đốt bằng cách ngủ trong màn, ở trong phòng có điều hoà, phòng đã có các biện pháp che chắn muỗi, luôn sử dụng kem chống côn trùng, mặc quần áo dài tay, đi giày, đội mũ.
Sáng 5/4, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo công bố 2 ca nhiễm virus Zika đầu tiên tại Việt Nam. Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhân nữ (64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa) khởi phát bệnh ngày 26/3 với các triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ở hai chân, đau mắt đỏ. Bệnh nhân đã tự uống thuốc hạ sốt ở nhà nhưng không đỡ đến ngày 28/3 bệnh nhân được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm ngày 31/3 tại Viện Pasteur Nha Trang dương tính với virus Zika, xét nghiệm khẳng định lại tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM ngày 4/4 đều cho kết quả dương tính với virus Zika. Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nữ (33 tuổi, trú tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP HCM) khởi phát bệnh ngày 29-3 với triệu chứng phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi và đến khám tại Bệnh viện Đa khoa quận 2 cùng ngày do lo ngại bị bệnh rubella. Bệnh nhân được nhập viện, kết quả xét nghiệm ngày 31/3 và 1/4 tại Viện Pasteur TP HCM dương tính với virus Zika. Sau đó, kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 2/4 và của Trường Đại học Nagasaki đặt tại Viện ngày 4/4 cũng do kết quả tương tự. Hai ca bệnh đầu tiên này được ngành y tế phát hiện trong quá trình xét nghiệm sàng lọc hơn 1.200 mẫu bệnh phẩm có biểu hiện tương tự như nhiễm virus Zika tại 32 tỉnh, thành trên cả nước. Kết quả giám sát các trường hợp người nhà và các hộ gia đình xung quanh chưa phát hiện trường hợp nào khác nhiễm virus Zika. Như vậy, đây là 2 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ghi nhận tại cộng đồng ở nước ta. Hiện sức khỏe của cả 2 bệnh nhân ổn định. |
Nữ sinh lớp 11 bị máy bơm nước cuốn tóc, siết cổ chết thương tâm (Xã hội) - (Phunutoday) - Nữ sinh lớp 11 xấu số không may bị tóc cuốn vào máy bơm nước đang hoạt động khiến em bị siết cổ không thể kêu cứu dẫn tới tử vong. |