Các ổ vi khuẩn trong nhà gây hại cho bé cha mẹ cần lưu ý

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Có những "điểm nóng" trong nhà là nơi mang mầm bệnh đe dọa sức khỏe của bé mà nhiều khi bố mẹ đã vô tình bỏ qua hoặc không hề hay biết.

1. Trong phòng bé

Thảm trải sàn: Thảm trải sàn trong phòng bé hoặc nơi bé hay chơi đùa dù làm bằng chất liệu gì cũng rất dễ là nơi trú ngụ lý tưởng của bụi bẩn và vi trùng, vi khuẩn. Nhưng đây cũng là nơi bé tiếp xúc nhiều lần trong ngày với tất cả các bộ phận, từ chân, tay, bụng, lưng, đầu cho đến mắt, mũi, tai…

Vì thế, mỗi lần thảm trải sàn bị đổ thức ăn hoặc dây bẩn trên bề mặt, bạn cần làm sạch ngay để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. Cũng cần hút bụi và làm sạch thảm 3 – 4 lần mỗi tuần để “đuổi” các tác nhân mang mầm bệnh cho bé nêu trên.

Đồ chơi: Các bé rất hay ngậm đồ chơi trong miệng rồi làm rớt xuống sàn, sau đó nhặt lên rồi lại cho vào miệng. Như vậy, đồ chơi có thể tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và các khí quan của bé nên rất dễ trở thành vật trung gian truyền mầm bệnh cho bé. Bạn cần thường xuyên lau chùi, làm sạch và đảm bảo trước khi bé tiếp xúc, đồ chơi đã được vệ sinh sạch sẽ. Một gợi ý nhỏ là pha loãng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng rồi dùng để rửa đồ chơi cho bé, sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch, như vậy sẽ loại bỏ mọi vi khuẩn gây hại.

- Thú nhồi bông: Các bé rất thích thú nhồi bông và thường xuyên ôm ấp, nựng nịu loại đồ chơi này suốt cả ngày, kể cả khi đi ngủ, nhưng đây cũng là nơi trú ngụ của các loại bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng. Các sợi bông trên thú nhồi bông cũng có thể dính lên quần áo hoặc "chui" vào mũi bé gây ngứa ngáy, khó chịu. Để giữ cho thú nhồi bông của bé đảm bảo vệ sinh, ít nhất 3 tuần một lần bạn cần làm sạch chúng trong nước ấm và xà phòng, sau đó phơi dưới nắng to hoặc sấy khô trong 45 phút. 

con
Các bé rất hay ngậm đồ chơi trong miệng rồi làm rớt xuống sàn, sau đó nhặt lên rồi lại cho vào miệng.

2. Trong nhà vệ sinh

Giáo sư John Oxford, Chủ tịch Hội đồng vệ sinh Bệnh viện Hoàng gia Luân Đôn và St. Bartholomew cho rằng: vòi tắm hoa sen, bồn cầu, lavabo là những nơi cực bẩn trong ngôi nhà. Đôi khi nhìn vẻ bề ngoài bóng loáng của chúng cha mẹ thường lầm tưởng là sạch nhưng sự thật chứa đến 189 loại vi khuẩn. Trên thực tế, không phải phụ huynh có con nhỏ nào cũng biết được tác hại của vi khuẩn từ bồn cầu và cách vệ sinh đúng cách. Rất nhiều cha mẹ cho rằng, vệ sinh bồn cầu chỉ cần bằng bột giặt là đủ. 
 
Khuẩn E.Coli, tác nhân gây bệnh tiêu chảy vẫn có thể tồn tại trong những toilet được cọ rửa thường xuyên nhưng không phải bằng chất tẩy rửa chuyên dụng.

Trung tâm vệ sinh và y tế gia đình và cộng đồng thuộc Đại học Simmons ở Boston nhắc nhở cha mẹ phải làm vệ sinh những nơi này thường xuyên bằng chất tẩy rửa chuyên dụng để đề phòng những vi khuẩn, vi trùng có thể gây bệnh cho trẻ.

3. Những đồ vật được chạm vào nhiều

Theo Giáo sư John Oxford, bất cứ thứ gì trong nhà mà ta động chạm vào nhiều, ta đều để lại vi khuẩn trên đó. Một cảnh tượng rất hay gặp là lũ trẻ vừa xem tivi, vừa ăn vặt hay gặm móng tay một cách vô thức và cầm thiết bị điều khiển tivi chuyển hết kênh này sang kênh khác. Như vậy, chúng đã gieo rắc vào cái điều khiển tivi đủ loại vi khuẩn. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên làm vệ sinh cái điều khiển tivi trong nhà để đề phòng nhiễm bệnh từ đó.

con
Khi thay tã lót cho trẻ, nhiều khả năng tình trạng nhiễm khuẩn sẽ xảy ra.

Khi thay tã lót cho trẻ, nhiều khả năng tình trạng nhiễm khuẩn sẽ xảy ra. GS. Rubino đã ví chiếc bàn thay tã cho trẻ như một chiếc bồn cầu cáu bẩn mà toàn bộ cơ thể đứa trẻ tiếp xúc vào đó. Trong quá trình thay tã lót, toàn bộ các vật dụng xung quanh nơi thay tã lót có thể bị nhiễm vi khuẩn từ chiếc tã bẩn. Do vậy, bàn thay tã lót cho trẻ cũng cần được vệ sinh thường xuyên.

con
Những điều các mẹ cần biết khi cho trẻ ăn muối, mắm
Vị giác của trẻ khác với vị giác của người lớn.Việc nêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ mẹ cũng cần phải chú ý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn