1. Cho dù con đang khóc, hãy kiên quyết gửi con
Có một kiểu khóc gọi là "khóc đi học", khi phải đối mặt với một môi trường xa lạ, tiếng khóc của trẻ lúc này là biểu hiện của sự tự bảo vệ. Trong những trường hợp này, cha mẹ hãy tỏ thái độ kiên quyết gửi con vào nhà trẻ, bởi trường học chính là một nơi quan trọng để con có thể tự lập. Chỉ khi trẻ nhận ra được rằng, việc đi học cũng giống như bố mẹ đi làm hàng ngày, không thể nghỉ mà không có lý do đặc biệt thì theo thời gian trẻ có thể dần bình tĩnh, làm quen và không còn khóc khi đi học nữa.
2. Đừng luôn là người đầu tiên đón con nhưng cũng đừng quá muộn
Nếu bạn luôn đón con đầu tiên so với các bạn trong lớp sẽ rất dễ khiến sự phù phiếm được khuyến khích và trẻ luôn coi bản thân là ưu tiên. Còn nếu như con được đón quá muộn sẽ khiến trẻ sinh lòng tự trọng thấp, nhạy cảm và dễ vỡ.
3. Sau khi đón con về nhà, đừng quan tâm thái quá chuyện ở nhà trẻ
Sau khi đón trẻ từ trường về nhà, cha mẹ hãy cố gắng duy trì bầu không khí bình thường, hạn chế không nên hỏi con quá nhiều và thể hiện sự lo lắng để không gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Việc cha mẹ duy trì một thái độ ôn hòa chính là điều kiện cần để trẻ có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở trường mẫu giáo.
4. Không cho trẻ mặc quần áo rườm rà, khó tự thay
Ngay từ những ngày đầu tiên trẻ đi học tại nhà trẻ, các giáo viên sẽ sử dụng các phương pháp dạy trẻ hợp lý để giúp bé nâng cao khả năng tự quản, độc lập như tự mặc quần áo, đi vệ sinh hay ngủ trưa… Chính vì thế, trước khi đến trường, cha mẹ nên chú ý không nên cho trẻ mặc những bộ đồ quá khó thay, rườm rà khiến cho thời gian thay quần áo nhiều hơn, chậm hơn so với các bạn. Nếu việc này diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ cảm thấy bức bối.
5. Trẻ nghỉ ở nhà cũng phải giữ nề nếp
Cha mẹ không nên để con tự do vui chơi thoải mái trong những ngày không cần phải đến trường, bỏ đi những nề nếp cô giáo đã dạy mà ban ngày thì ngủ nướng, ban đêm thì đến nửa đêm. Việc làm này, khiến cho thời gian con đi học gần một tuần trước đó xem như là vô ích, việc vào nếp của con vẫn không cải thiện, sau khi đi học mẫu giáo trở lại vào tuần tiếp theo, trẻ lại phải thích nghi từ đầu.
6. Cùng con hoàn thành bài tập nếu có
Dù bài tập của trẻ ở mẫu giáo khá đơn giản và nhàm chán nhưng cha mẹ hãy nên thể hiện sự nhiệt tình đối với bài tập về nhà của con. Cùng con đồng hành bằng cả trái tim và tận hưởng niềm vui khi cùng con sáng tạo.
7. Giáo viên tốt nhất là cha mẹ và trường học tốt nhất là gia đình
Có thể nói nếu như giáo dục gia đình không đúng thì dù cho giáo dục ở trường có tốt đến đâu cũng không giúp ích được gì. Đối với trẻ nhỏ, phòng học tốt nhất là ở nhà, trường học tốt nhất là gia đình và người thầy tốt nhất là cha mẹ của chúng. Chỉ khi nào giáo viên và cha mẹ có thể thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thần và hỗ trợ lẫn nhau thì trẻ mới có thể học tốt và tiến xa hơn trong tương lai.
8. Đừng đòi hỏi một cô giáo hoàn hảo
Các giáo viên sẽ làm việc chăm chỉ để chăm sóc cho mọi trẻ em nhưng cũng không thể tránh 1, 2 sai lầm nhỏ nhặt. Vì thế, sự khoan dung đúng mức của cha mẹ sẽ có thể trở thành sự khích lệ lớn nhất và hỗ trợ tốt cho giáo viên.
9. Mỗi đứa trẻ là một bông hoa, hãy kiên nhẫn lắng nghe tiếng hoa nở
Mỗi đứa trẻ chính là một bông hoa và mỗi bông hoa muốn lớn lên đều phải trải qua một quá trình. Chúng ta không thể dưới góc độ của người lớn mà nhìn nhận trẻ, chứ chưa nói đến việc áp dụng cùng một tiêu chuẩn cho tất cả trẻ em. Có những đứa trẻ rất tài năng nhưng cũng sẽ có những đứa trẻ mà quá trình trưởng thành có thể mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy dù thế nào chúng ta hãy vẫn kiên nhẫn "chờ" con.
10. Mối quan hệ tốt đẹp nhất là cha mẹ ủng hộ cô, cô giáo hỗ trợ con
Sự trưởng thành của một đứa trẻ không thể tách rời sự đồng hành chu đáo của cha mẹ và sự hướng dẫn tận tình của giáo viên. Cuộc gặp gỡ giữa cha mẹ và cô giáo nên là cuộc gặp gỡ của tình yêu thương và sự tin tưởng. Chúng ta hãy có trách nhiệm và hợp tác với nhau hơn, hiểu biết và tôn trọng hơn, cùng chung sức thúc đẩy sự phát triển của trẻ.