10 món ăn cho người trào ngược dạ dày thực quản: Giảm dịch vị, hết nôn nao, ăn ngon ngủ yên

( PHUNUTODAY ) - Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh gây ra sự khó chịu, khiến người bệnh luôn cảm thấy nôn nao, ăn không ngon ngủ khôn yên. 10 loại thực phẩm sau có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh nhiều người gặp phải. Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, nôn nao. Trào ngược còn khiến người bệnh dễ bị ho, viêm họng cùng hàng loạt các vấn đề khác cho sức khỏe.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể được cải thiện thông qua việc ăn uống. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày, thực phẩm.

3

Lạc hầm kỹ

Lạc là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Lạc rất nhiều dinh dưỡng. Các axit béo không bão hòa trong lạc rất cần với cơ thể giúp cung cấp cấp năng lượng tế bào hoạt động.

Chúng ta có thể ngâm nước 70g lạc rửa sạch, sau khi lạc nở to thì thêm nước hầm nhỏ lửa trong 4 tiếng. Mỗi tuần nên ăn 2- 3 lần rất tốt.

Cháo nấu bằng các loại hạt

Cụ thể như: Đỗ đen, đỗ xanh, hạt chia, hạt lanh, đậu đỏ… Cháo nấu từ các loại hạt này sẽ giúp dạ dày dễ “hoạt động” làm giảm trào ngược dạ dày.

Lưu ý: Trước khi nấu nên ngâm các loại hạt trên khoảng 4 – 5 giờ để chúng nở ra, mềm hơn, nấu cháo sẽ ngon ăn. Nên ăn khi cháo còn ấm.

Táo tàu sấy khô

Táo tàu khô có vị ngọt thanh rất tốt cho dạ dày, gan, tạng. Tác dụng của nó là bổ máu, an thần, bổ trung ích khí. Khi dạ dạy bị tổn thương do trào ngược thì ăn táo này sẽ giúp cải thiện được 1 số triệu trứng khó chịu.

Mỗi tuần mình có thể ăn cháo này từ 3-4 lần, nên ăn khi cháo còn ấm sẽ rất hiệu quả.

Bánh mì

Bánh mì rất tốt cho người đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Nguyên nhân do bánh mì có khả năng thấm hút tốt, ăn bánh mì có thể giảm lượng axit trong dạ dày. Vì thế chứng ợ chua, ợ hơi, sẽ nhanh thuyên giảm.

Có thể ăn bánh mì hàng ngày kèm các thực phẩm khác như rau, thịt. Nên ăn bánh mì ruột trắng và tránh ăn bánh mì được nướng quá kỹ.

4

Gừng

Gừng có tính ấm nên giúp trung tiện tốt nên có thể cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra gừng còn có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, tạo cảm giác dễ chịu hơn.

Chuẩn bị: 500g gừng tươi cạo sạch, thái lát mỏng, ngâm trong nước muối 15p sau đó vớt ra để ráo. Đun sôi 250ml giấm táo và cho khoảng 50g đường phèn vào khuấy đều, để nguội tự nhiên.

Xếp gừng vào lọ thủy tinh sau đó cho giấm vào, đậy kín khoảng 1 ngày là ăn được. Ăn kèm cơm hàng ngày sẽ có tác dụng rất tốt.

Dưa hấu, dưa gang

2 loại dưa này đều có tính kiềm, hàm lượng nước cao giúp làm dịu dạ dày đang nóng do chứa nhiều axit. Lương chất xơ hòa tan của dưa giúp hỗ trợ tiêu hóa, tránh khó tiêu. Có thể ăn hàng ngày nhưng không quá 100g.

Sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều Probiotic – loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chúng giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa và giảm khí dư thừa, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Ngoài ra sữa chua còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Nên ăn sau mỗi bữa ăn, không ăn lúc đói, nên ăn loại sữa chua ít đường sẽ tốt nhất.

Các loại đậu đỗ

Những loại này chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa nếu chúng ta biết chế biến đúng cách và ăn với lượng phù hợp.

Lưu ý: Khi chế biến cần ngâm qua đêm để hạt mềm, có thể kết hợp cùng nhau hoặc hầm với các loại xương để tăng dinh dưỡng. Tuy nhiên không nên ăn quá 400g mỗi tuần.

Rau, củ, quả

6

Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng và vitamin dồi dào, ít chất béo, đường giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày. Ngoài ra rau củ quả còn chứa chất xơ dễ hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi và táo bón.

Các loại rau mọi người nên ăn: Rau bina, cải bắp, súp lơ, khoai tây, củ dền, bí đỏ, rau đay, mồng tơi, dưa chuột, cuối, táo…

Bột yến mạch

Trong yến mạch chứa lượng lớn beta-glucan, là loại chất xơ hòa tan có nhiều lợi ích làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu, thúc đẩy vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Ngoài ra bột yến mạch còn giúp hấp thụ axit trong mà giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, nên ăn vào mỗi bữa sáng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link