3 dấu hiệu cảnh báo viêm cơ tim cấp sau khi tiêm vắc xin nCoV, cảnh giác để kịp thời chữa trị

( PHUNUTODAY ) - Mới đây, Bộ Y tế đã cảnh báo, người dân sau khi tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 có thể gặp phải tình trạng viêm cơ tim.

Sau khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, cơ thể có thể gặp phải một số tác dụng phụ nữ đau nhức, sốt, mỏi mệt.... tuy nhiên những triệu chứng này không đáng lo.

Thế nhưng, ngày hôm qua Bộ Y tế đã chính thức công bố, một dấu hiệu mới được ghi nhận sau mũi 2 vắc xin Covid-19, đó là viêm cơ tim.

Theo Bộ Y tế thì viêm cơ tim cấp chính là triệu chứng mới gặp ở những người sau tiêm vắc xin nCoV. Bộ cũng đã xây dựng sẵn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin nCoV nhằm chuẩn bị an toàn cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử tại Việt Nam.

Theo đó, viêm cơ tim sau tiêm vắc xin nCoV mới được ghi nhận gần đây trong báo cáo của các Cơ quan Phòng chống bệnh tật, cơ quan Quản lý Dược và Tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại Châu Âu, tại Hoa kỳ và 1 số nước khác.

Đây là biến chứng hiếm gặp, được ghi nhận sau khi tiêm hầu hết các loại vắc xin nCoV phòng covid 19 (Pfizer BioNTech, Moderna, AstraZeneca hay Johnson & Johnson's).

8

Những đối tượng nào dễ gặp biến chứng viêm cơ tim cấp sau tiêm vắc xin nCoV?

Theo Bộ Y tế, hiện chưa rõ cơ chế bệnh sinh. Tuy nhiên, biến chứng này hầu hết gặp ở người trẻ tuổi, nam giới nhiều hơn nữ, phần lớn gặp sau mũi tiêm lần 2 (hoặc sau mũi tiêm lần đầu ở người có tiền sử mắc nCoV) và đa phần được phát hiện và điều trị khỏi trung bình sau 2-4 ngày.

Thế nhưng, bệnh có thể tiến triển bất thường thành các dạng nặng và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh cũng có thể phải đến thiết bị hỗ trợ cơ tim cơ hoặc hoặc ghép tim.

Do vậy, mọi người cần cảnh giác khi xuất hiện một trong các biểu hiện như: đau ngực/khó thở/rối loạn nhịp tim để được sàng lọc, thăm khám và theo dõi kịp thời.

Tỉ lệ gặp biến chứng viêm cơ tim sau tiêm vắc xin nCoV cao nhất là 24,2/1 triệu liều

Đây là khẳng định của Bộ Y tế khi đề cập đến biến chứng mới sau tiêm vắc xin nCoV này.

Theo đó, khi so sánh tổng thể lợi ích với nguy cơ thì việc tiêm vắc xin nCoV là cần thiết, có ưu thế vượt trội và trở thành một cứu cánh để thoát khỏi đại dịch.

Bộ Y tế cũng dẫn chứng, số liệu từ Ủy ban Y tế Châu Âu (EMA) cập nhật đến tháng 6/2021, ghi nhận tỉ lệ viêm cơ tim cấp và viêm màng ngoài tim cấp lần lượt là 0,76 và 0,79 phần triệu với vắc xin của Pfizer/BioNTech; 0,95 và 1,2 phần triệu với vắc xin của Astra Zeneca; 0,84 và 0,95 phần triệu với vắc xin của Moderna và 0,0 và 0,5 phần triệu với vắc xin của Johnson & Johnson's.

Số liệu của Bộ Y tế Israel ghi nhận tỉ lệ khoảng 5 phần triệu (27 ca/5,4 triệu liều) sau tiêm mũi đầu tiên; 24,2 phần triệu sau khi tiêm mũi thứ 2 (121 ca/5 triệu liều) trong vòng 30 ngày sau tiêm vắc xin loại mRNA.

Số liệu từ CDC Hoa Kỳ cũng ghi nhận tỷ lệ VCT khoảng 5,7 phần triệu (khoảng 1.000 ca/177 triệu liều vắc xin mRNA của Pfizer- BioNTech hoặc Moderna).

Thực tế, Israel là nước đầu tiên phát hiện ra mối liên hệ giữa vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna với bệnh viêm cơ tim cấp.

Đến ngày 25/6, FDA Hoa Kỳ cũng đưa ra cảnh báo tác dụng phụ viêm cơ tim cấp sau khi tiêm 2 loại vắc xin được tiêm nhiều nhất tại Hoa Kỳ là Pfizer/BioNTech và Moderna.

7

3 triệu chứng điển hình của viêm cơ tim sau tiêm Covid-19

Theo Bộ Y tế, triệu chứng lâm sàng viêm cơ tim cấp thường xuất hiện 2-4 ngày sau tiêm vắc xin, cũng có thể gặp sớm (12h sau tiêm) hơn hoặc muộn hơn với 3 triệu chứng bao gồm:

Đầu tiên là đau ngực: Kiểu đau thắt chẹn vùng sau xương ức, ngực phải/trái, hoặc kiểu đau rát bỏng thay đổi theo nhịp hô hấp hoặc tư thế.

Thứ 2 là khó thở: Xuất hiện ở các mức độ khác nhau, từ triệu chứng khó thở nhẹ khi gắng sức đến khó thở thường xuyên hoặc khó thở dữ dội, tương ứng với mức độ nặng của suy tim.

Thứ 3 là rối loạn nhịp tim: Người bệnh có cảm giác tim đập nhanh/chậm bất thường, hoặc hồi hộp trống ngực do các dạng rối loạn nhịp tim khác nhau.

Tuy nhiên, khi khám lâm sàng có thể không thấy dấu hiệu gì đặc biệt hoặc chỉ có tiếng cọ màng ngoài tim. Có thể có sốt hoặc không.

Triệu chứng viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp thường đáp ứng tốt với điều trị và thoái triển sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, cũng có thể trở nặng thậm chí nguy kịch bất thường.

Một số dấu hiệu nặng: Phù phổi, suy tim cấp, tràn dịch màng tin gây ép tim, rối loạn nhịp tim...

Lúc này, sẽ có các biểu hiện tương ứng với suy tim hoặc rối loạn nhịp tim ở các mức độ vừa-nặng như: Mạch nhanh, mạch không đều hoặc rất chậm, nghe tim có tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, gan to, ran ẩm ở phổi, tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp tụt/kẹt, đầu chi lạnh ẩm nổi vân tím (khi có sốc tim...).

Triệu chứng viêm cơ tim cấp sau tiêm vắc xin có chữa được không?

Bộ Y tế khuyến cáo người dân sau tiêm vắc xin nCoV và có 1 trong số các dấu hiệu nghi ngờ (đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp) cần gọi cho đường dây nóng hoặc đến bệnh viện gần nhất để kiểm ta, loại trừ viêm cơ tim/viêm màng tim cấp.

Trong trường hợp được chẩn đoán viêm cơ tim cấp, người bệnh cần được theo dõi tại các cơ sở có thể hồi sức cấp cứu tim mạch. Với trường hợp chuyển nặng, phải được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch.

Cho tới nay chưa có điều trị đặc hiệu cho viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim cấp sau khi tiêm vắc xin nCoV. Các biện pháp chủ yếu là giảm đau chống viêm và sẵn sàng điều trị hỗ trợ hô hấp-tuần hoàn khi có các diễn biến nặng hoặc nguy kịch như suy tim cấp, phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim phức tạp, sốc tim hay tràn dịch màng tim ép tim…

Với trường hợp bị suy tim có phù phổi, cần ưu tiên thuốc lợi tiểu quai đường tĩnh mạch, thở oxy, thông khí hỗ trợ.

Trong trường hợp nếu suy tim có suy sụp huyết động, sốc tim cần ưu tiên các thuốc vận mạch để kiểm soát huyết động và sử dụng sớm các thiết bị cơ học hỗ trợ tuần hoàn (ECMO, LVAID…); có loạn nhịp xoang hoặc ngoại tâm thu nhĩ không cần can thiệp thuốc loạn nhịp; có rối loạn nhịp chậm cần đặt máy tạo nhịp tạm thời; dẫn lưu khoang mang tim nếu tràn dịch màng tim ép tim…

Đặc biệt, với người đã viêm cơ tim/màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin, nếu cần tiêm vắc xin thì nên chọn loại khác cơ chế tác dụng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link